Home » Bệnh COPD » Nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn COPD ở người cao tuổi

Nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn COPD ở người cao tuổi

Cuộc sống hàng ngày tấp nập, bon chen, ai cũng phấn đấu kiếm cho mình một động lực để bước tiếp, lao động từng ngày từng giờ, nhưng cứ thế theo thời gian… một ngày nào đó bạn chợt nhận ra không còn đủ sức để lao động, sức khỏe của bạn đang bị đe dọa bởi nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, các bệnh nguy hiểm. Nhân ngày Quốc Tế Người Cao Tuổi 01/10, bài viết dưới đây là một số thông tin hữu ích.

Các bệnh nguy hiểm hay gặp ở người cao tuổi

Ở người cao tuổi, hệ miễn dịch của họ đã suy giảm, khả năng mắc các bệnh nguy hiểm và khó chữa trị hơn so với người trẻ tuổi. Khả năng chống chọi với với bệnh tật không còn “dẻo dai” như trước.

Các bệnh nguy hiểm ở người cao tuổi có thể kể đến các bệnh sau:

1 Bệnh tim mạch: xơ vữa động mạch, đau tim, phình động mạch, tai biến mạch máu não, Chứng phình mạch, thiểu năng mạch vành, tăng huyết áp,…

2 Bệnh về tiêu hóa: viêm tụy cấp, sa dạ dày, các bệnh về gan mật, táo bón

3 Bệnh về đường hô hấp: phổi tắc nghẽn mạn tính COPD

4 Bệnh u xơ, ung thư

5 Bệnh xương khớp: gout, gẫy xương

6 Bệnh về thần kinh:  Bệnh Alzheimer, Bệnh zona, trầm cảm, Parkinson,…

7 Bệnh về hệ sinh dục:  u xơ tiền liệt tuyến hoặc ung thư tiền liệt tuyến

8 Bệnh về máu: tiểu đường, rối loạn mỡ máu (tăng cholesterol, triglyceride)

9 Bệnh về mắt: Đục thủy tinh thể

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD hiện đang là căn bệnh nguy hiểm gây tử vong đứng thứ 3 thế giới và đang có xu hướng ngày càng gia tăng số người mắc COPD trong tương lai, nếu không có biện pháp chữa trị và phòng tránh thì COPD có thể xóa ngôi các bệnh nguy hiểm khác và đứng lên top 1, top 2.

Hầu hết các bệnh khác đều không có dấu mốc đặc biệt nào. Nhưng đối với bệnh lý Phổi tắc nghẽn lại có Ngày COPD thế giới 21-11… Dấu hiệu, triệu chứng nào để nhận biết mắc COPD? Vì sao lại nguy hiểm như vây?

Dấu hiệu triệu chứng COPD

1 Ho mãn tính

2 Khó Thở

3 Giảm cân

4 Luôn cảm thấy mệt mỏi

5 Thay đổi màu da

COPD nguy hiểm như thế nào?

COPD để lại nhiều biến chứng nguy hiểm trên tim, thần kinh và trên phổi, ngoài ra còn ảnh hưởng đến dạ dày và xương khớp,… và mỗi khi đợt cấp xảy ra nếu không cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Theo WHO, hằng năm có khoảng 3,1 triệu ca tử vong do mắc COPD, tương ứng với 5,6% trong tổng số trường hợp tử vong trên toàn thế giới. Vào năm 2004, có khoảng 64 triệu người tại thời điểm đó đang phải chung sống với bệnh COPD.

Và theo Hội nghị COPD quốc tế 2018:

+Ước tính 384 triệu trường hợp COPD trong năm 2010. Tỷ lệ ước tính toàn cầu là 11,7% (95% CI 8,4% –15,0%). Ba triệu người chết mỗi năm.

+Tỷ lệ mắc COPD dự kiến ​​sẽ tăng trong 30 năm tới. Đến năm 2030 dự đoán 4,5 triệu COPD tử vong liên quan hàng năm.

copd-nguy-hiem-nhu-the-nao

Hơn 4% dân số Việt Nam trên 40 tuổi mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính:

Đó là con số được đưa ra tại buổi họp báo công bố chương trình “Vì một lá phổi khỏe” diễn ra tại Đà Nẵng, chiều 21/9/2017 do Tổng Hội Y Học Việt Nam (MSA), Hội Hô Hấp Việt Nam (VRNS) và Hội Lao và Bệnh phổi Việt Nam (VATLD) trong khuôn khổ đồng hành cùng “Chương trình quốc gia về bệnh suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính” của Bộ Y Tế tổ chức.

GS.TS.BS. Ngô Quý Châu, Chủ tịch Hội hô hấp Việt Nam cho biết, bệnh hen và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính gây ra các gánh nặng xã hội, từ chi phí điều trị trực tiếp đến các chi phí gián tiếp như giảm năng suất lao động, bỏ học, bỏ việc giữa chừng để điều trị. Việc quản lý tốt bệnh hen và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính vô cùng cần thiết, vì nó sẽ giúp giảm số ca mắc bệnh, tàn tật và tử vong do hen và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân, giảm gánh nặng kinh tế y tế cho Việt Nam.

Tại Việt Nam, tỷ lệ bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD ) ở dân số 40 tuổi được thống kê chiếm 4,2% dân số, trong đó tỷ lệ ở nam là 7,1% và ở nữ là 1,9%. Trong dân số đó, tỷ lệ COPD tại miền Bắc là 5,7%, miền Trung là 4,6% và miền Nam là 1,9%.

Phòng và chăm sóc khi mắc COPD

Bệnh phổi tắc nghẽn nguy hiểm như thế, vì vậy mỗi người phải biết cách phòng và chăm sóc cho chính mình và người thân của mình:

Đối với những người chưa mắc và có nguy cơ mắc COPD

Với thời tiết hiện nay, buổi sáng, khi tỉnh giấc, người già không nên ra khỏi nhà ngay mà cần ở trong phòng, vận động nhẹ nhàng để cơ thể dần thích nghi. Bên cạnh đó, những người bị bệnh huyết áp, tim mạch, đái tháo đường… cần theo dõi thời tiết và kiểm soát huyết áp chặt chẽ khi thời tiết thay đổi. Nếu thấy người nôn nao, khó chịu thì cần nghỉ ngơi, tránh gắng sức, giữ ấm cơ thể theo sự thay đổi của thời tiết.

Người cao tuổi nên hạn chế dùng thực phẩm nhiều calo, ít dinh dưỡng, thực phẩm chế biến sẵn (khoai tây chiên, thịt muối…)

Không nên sử dụng thức uống có gas, rượu bia, thuốc lá… Người cao tuổi nên uống đủ lượng nước cần thiết. Rau, củ, quả cung cấp nước, chất xơ cho cơ thể để hạn chế táo bón, đồng thời bổ sung lượng vitamin tự nhiên… là rất cần thiết.

Ngay cả với những người mắc bệnh mãn tính như tim mạch, huyết áp, viêm khớp, đái tháo đường…, nên duy trì thường xuyên hoạt động thể chất.

Những biện pháp như tập hít thở trước và sau khi ngủ dậy, vận động tay chân, xoa, bóp cơ bắp cũng rất hiệu quả.

Đặc biệt, người cao tuổi cần khám định kỳ để được chẩn đoán và phát hiện bệnh sớm. Những người mắc bệnh mạn tính phải tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn của thầy thuốc, tuyệt đối không tùy tiện sử dụng thuốc hay áp dụng những phương pháp chữa bệnh chưa được kiểm chứng.

Phòng và chăm sóc khi mắc COPD

Đối với những người đang mắc COPD

Để giúp cho việc điều trị bệnh hiệu quả cần lưu ý những điểm sau để tránh tiến triển xấu của bệnh.

Đối với tất cả các giai đoạn, bệnh nhân đều được yêu cầu bỏ thuốc lá, tránh tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ (khói bụi, khói bếp, khói nhang, khí than, mùi hóa chất, lông súc vật…) và tiêm phòng cúm mỗi năm 1 lần.

Các nghiên cứu cho thấy tiêm vacxin giúp giảm 50% nguy cơ bệnh nhân COPD trở nặng và tử vong. Ở người >65 tuổi còn được khuyến cáo tiêm phòng phế cầu để tránh viêm phổi mắc phải trong cộng đồng.

Người mắc bệnh phổi TNMT cần hết sức chú ý tới chế độ ăn. Nhiều nghiên cứu cho thấy trên 25% số người mắc bệnh phổi TNMT bị suy dinh dưỡng vì khi ăn họ dễ cảm thấy mệt (do lồng ngực bị căng lên làm thể tích khoang bụng giảm) và khó thở nên chán ăn và ăn ít, dẫn tới  suy dinh dưỡng. Do vậy chế độ ăn cần chia ra nhiều bữa nhỏ trong ngày (4-6 bữa), nên ăn chậm, nhai kỹ, tránh dùng đồ ăn thức uống có gas hoặc gây đầy hơi.

Về tập luyện, người có tuổi cần chọn lựa các môn thể thao phù hợp với sức khỏe và điều kiện của mình như: đi bộ, đi xe đạp, tập khí công, dưỡng sinh. Đây là những môn thể dục khá nhẹ nhàng, không quá gắng sức và chỉ nên tập trong môi trường trong lành, thoáng đãng, thời tiết ấm áp, không gió, mưa, lạnh. Trong trường hợp thời tiết xấu, không nên ra ngoài, người mắc bệnh phổi TNMT cũng có thể tập trong nhà. Trong quá trình tập, bệnh nhân nên chú ý tập thở, luyện để hơi thở được sâu và dài, tốt cho sự hoạt động của phổi và các phế nang.

Phòng Khám ĐÔNG Y KIM LINH điều trị Phổi Tắc Nghẽn mạn tính

12 năm kê đơn thuốc chữa bệnh cho bệnh nhân, trên 20 năm làm việc đông y, với phương châm kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại, bác sĩ chuyên khoa y học dân tộc Trần Thị Kim đã chữa trị thành công cho hàng nghìn bệnh nhân mắc các bệnh lý mạn tính như viêm gan, tiểu đường, xương khớp, đặc biệt là bệnh COPD. Không muốn nhìn thấy những bệnh nhân phải ôm ngực ho, đờm rãi quanh miệng, chứng kiến cảnh sống lụy thuộc của họ với gia đình khi leo lét trong các bệnh viện nên bà đã tìm tòi ra các vị thuốc nam và thành công trong việc điều trị chữa bệnh phổi tắc nghẽn.

Tại phòng khám ĐÔNG Y KIM LINH

Bác sĩ Kim đã kết hợp được Tây y và Đông y để chữa bệnh hiệu quả.

Bác sĩ cho hay: “Tây y không phục hồi được, mà chỉ điều trị tích cực và điều trị sớm để hạn chế bệnh. Nhưng Đông y có thể chữa trị được, đặc biệt ở giai đoạn 1,2. Độ 3, 4 lệnh lui về độ 1,2 sau 3-5 tháng  điều trị. Đối với bệnh này, người thầy thuốc điều trị ổn được 70% là quá thành công,30% còn lại bệnh nhân phải tự bảo vệ.”

Việc chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi là nghĩa vụ hàng đầu, hãy bảo vệ sức khỏe của chính mình và người thân ngay hôm nay

Để được tư vấn cụ thể về bệnh lý và cách hỗ trợ điều trị từ bác sỹ chuyên khoa đã có trên 20 năm kinh nghiệm về đường hô hấp liên hệ ngay

Hotline: 0981 511 922

Nếu bạn đang vướng mắc

về đường hô hấp


Hãy liên hệ ngay để được tư vấn miễn phí

Hotline : 0987.9080.60


Điền thông tin vào form để hỏi chuyên gia

Đăng ký tư vẫn miễn phí

Quý khách vui lòng điền để lại thông tin chính xác . Chuyên viên tư vấn của chúng tôi sẽ liên hệ lại sớm nhất có thể


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Bài viết có 0 bình luận
THÔNG TIN NGƯỜI GỬIĐóng (x)