Thời gian là thứ trôi qua không thể quay lại được, và người cao tuổi cũng vậy, sức khỏe của họ giảm sút dần theo thời gian, các dấu hiệu lão hóa, hệ miễn dịch cũng giảm đi, các hệ cơ quan cũng suy yếu và không thể phản ứng linh hoạt các chức năng nhiệm vụ như lúc họ còn trẻ. Và họ cũng yếu dần… nếu lựa chọn thực phẩm bổ sung hàng ngày sai cách, sức khỏe của họ bị đe dọa chỉ là một sớm một chiều.
Vậy những loại thực phẩm nào mà người già nên tránh. Bài viết dưới đây sẽ là câu trả lời chính xác cho bạn.
Người cao tuổi không nên ăn gì?
1. Thực phẩm chứa nhiều muối
Thực phẩm dầm, muối, nén: Những loại thực phẩm này thường quá mặn khi sử dụng dễ gây các bệnh về thận, huyết áp cao và các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột khác.
Các loại nước tương, mắm
Những loại nước chấm này có độ mặn cao trong khi đó người già cần phải ăn hơi nhạt.
Người cao tuổi nên hạn chế ăn những thức ăn nhiều muối như thịt chế biến sẵn (bao gồm giăm bông, thịt bò muối, thịt xông khói và thịt ăn nhanh), các loại thực phẩm ăn nhẹ (như khoai tây chiên, bánh ngọt mặn) và nước chấm (như nước tương).
Chọn các loại giảm muối trong thực phẩm khi mua sắm và các loại thực phẩm hương vị với các loại thảo mộc và gia vị thay vì thêm muối.
👉Tổng lượng muối nên dùng <5g/ ngày (1 muỗng cà phê muối tương đương 5g, tương đương 2,5 muỗng canh nước mắm), chú ý lượng muối lớn trong các loại cá mực khô, hạt nêm, bột ngọt, mì tôm, giò chả…
2. Thực phẩm chứa nhiều đường
Tuổi càng cao, cơ thể càng giảm sức chịu đựng, để sống khỏe và không tăng cân quá mức không nên ăn các thực phẩm như kẹo bánh, nước ngọt… vì làm tăng đường huyết trong máu, gia tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.
Chỉ nên dùng chất đường có nguồn gốc là chất bột như cơm, bánh mì, bún, phở… vì các chất đường này được tiêu hóa, hấp thu từ từ, dự trữ ở gan và cơ, chỉ giải phóng ra từ từ tạo năng lượng theo nhu cầu hoạt động của cơ thể, nên không làm tăng đường huyết đột ngột
👉Theo khuyến nghị chỉ nên ăn không quá 10g đường/ngày (2 muỗng canh gạt)
3. Thực phẩm chiên xào dầu mỡ, chứa nhiều chất béo
Thực phẩm chiên, rán không chỉ không tốt cho người già mà còn không tốt cho tất cả mọi người. Thực phẩm chiên, rán thường ngấm nhiều mỡ, dễ gây béo phì, ung thư. Thay vì ăn đồ rán, nướng, hãy thay thế bằng các món luộc, hấp…
Những món ăn từ nội tạng động vật có chứa lượng chất béo bão hòa và cholesterol cao hơn so với thịt. Nếu sử dụng nhiều sẽ làm tăng mỡ máu có hại cho tim mạch đặc biệt đối với người cao tuổi, người béo phì và người mắc bệnh rối loạn chuyển hóa như: tiểu đường, huyết áp cao, gout…
Người cao tuổi nếu bị thừa chất béo sẽ dễ bị thừa mỡ trong máu, cholesterol trong máu tăng gây nguy cơ xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, thiếu máu não, có thể bị xuất huyết não, liệt nửa người… Hạn chế mỡ trong khẩu phần ăn, giảm mỡ động vật, ăn dầu thực vật, bớt ăn chất đường là điều nên làm đối với người cao tuổi.
Chất béo làm tăng lượng cholesterol trong máu làm phát sinh các chứng bệnh về tim mạch, làm tắc động mạch vành, xơ vữa.
👉Chỉ nên ăn không quá 17g dầu ăn/ngày (1 muỗng canh khoảng 5g dầu ăn).
4. Rượu
Rượu không cung cấp bất kỳ chất dinh dưỡng thiết yếu nào mà nhiều khi còn có hại cho cơ thể.
Rượu có thể ảnh hưởng gần như tất cả các bộ phận trong cơ thể. Ở niêm mạc dạ dày, rượu làm loét hay chảy máu. Tại gan, uống rượu nhiều khiến gan bị xơ, suy gan, thậm chí ung thư gan. Uống nhiều rượu trong một thời gian dài sẽ gây suy tim, làm ứ đọng dịch ở phổi gây ngạt thở. Rượu có nhiều calo năng lượng nhưng không có protein, chất béo và vitamin cần thiết cho sự tái tạo cơ thể.
Uống rượu sẽ khiến người già suy dinh dưỡng, nặng là suy kiệt, cơ thể sẽ mệt mỏi triền miên. Ở người già uống rượu, còn khiến cơ thể mất căn bằng có thể ngã và tai nạn (ngay cả với uống rượu hợp lý). Có nhiều trường hợp người già bị đột quỵ do uống rượu bia để lại hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe, thậm chí tử vong.
5. Các thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh
Những thực phẩm như mì ăn liền, đồ chế biến sẵn, đồ khô… lượng dinh dưỡng và vitamin thấp, dễ gây thiếu chất
Ngoài ra những loại thực phẩm này còn chứa nhiều muối, mỡ và đường, lượng calo lớn dễ gây các bệnh béo phì và tim mạch, thận…
6. Thực phẩm đông lạnh
Trên thực tế đông lạnh là một cách thức để bảo quản thực phẩm, hệ tiêu hóa của người già thường yếu vì vậy không nên ăn các thực phẩm đông lạnh để phòng các bệnh về đường ruột. Bên cạnh đó thực phẩm đông lạnh cũng không tốt cho hệ tim mạch của người già.
Hệ tiêu hoá của người già thường yếu, vì vậy không nên ăn các thực phẩm đông lạnh để phòng bệnh về đường ruột. Thêm nữa thực phẩm đông lạnh cũng không tốt cho hệ tim mạch của người già.
Ngoài ra, Cơ thể người già rất khó khăn trong việc hấp thụ các loại thịt đỏ như thịt lợn, bò chứa làm ảnh hưởng đến gan và hệ tiêu hóa.
Đặc biệt lưu ý, tránh cung cấp nhiều vitamin A cho người cao tuổi vì có thể gây tác dụng ngược lại. Ngoài ra, người cao tuổi thường có thói quen uống trà hoặc cà phê sau mỗi bữa ăn, vì vậy nếu ăn các thực phẩm có nhiều chất sắt thì không nên uống trà hoặc cà phê vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ thức ăn vào cơ thể.
Để được tư vấn cụ thể về bệnh lý và cách hỗ trợ điều trị từ bác sỹ chuyên khoa đã có trên 20 năm kinh nghiệm về đường hô hấp liên hệ ngay