Đau ngực và khó thở thường hay đi kèm với nhau trong nhiều loại bệnh. Tuy nhiên khi tách ra 2 khái niệm này thì cũng liên quan ít nhiều tới các loại bệnh lý khác. Bài viết dưới đây là thông chia sẻ giúp cho mọi người hiểu hơn về 2 triệu chứng này.
Đau ngực
Đau ngực là triệu chứng hoàn toàn chủ quan nên phải hỏi kỹ tính chất của triệu chứng này cũng như hoàn cảnh xuất hiện, vị trí cường độ, hướng lan và các triệu chứng kèm theo
Các kiểu đau ngực:
- Đau xóc ngực:
Thường là đau nông, ở đáy ngực, xảy ra đột ngột và nhiều khi kèm theo khó thở cấp, gặp trong viêm phổi, tràn dịch màng phổi..
- Đau như dao đâm:
Là đau sâu ở một bên ngực, đau dữ dội như có một vật nhọn đâm vào ngực, kèm theo khó thở, vã mồ hôi, mạch nhanh gặp trong tràn khí màng phổi.
- Đau thắt ngực:
Cơn đau đột ngột hay tăng dần lên ở phía sau xương ức hay vùng trước tim lan lên vai trái và chạy dọc theo mặt trong cánh tay trái , gặp trong nhồi máu cơ tim.
- Đau ran trước ngực:
Thường đau âm ỉ, liên tục, đau nông, thường gặp trong các bệnh phổi mạn tính.
Tuy nhiên đau ngực cũng có thể là một triệu chứng của các bệnh ngoài đường hô hấp như áp xe gan, cơn đau quặn gan, đau thần kinh sườn, đau dạ dày.
Khó thở
Khó thở là cảm giác bị cản trở khi thở nên phải vận dụng đến cơ hô hấp (tức là người bệnh phải gắng sức hít vào hay thở ra để trao đổi oxy cho hoạt động của cơ thể). Đây vừa là triệu chứng chủ quan vừa là triệu chứng khách quan mà người thầy thuốc nhận biết qua sự thay đổi các yếu tố hô hấp bình thường.
Phân loại khó thở
- Khó thở vào:
Thường gặp do tổn thương hay hẹp đường hô hấp như: viêm yết hầu, thanh khí quản, bệnh bạch hầu..
- Khó thở ra:
Do co thắt các tiểu phế quản trong hen phế quản, viêm phế quản cấp, thường khó thở chậm.
- Khó thở cấp tính:
Là khó thở cả 2 thì, khó thở nhanh, gặp trong các bệnh làm giảm thể tích hô hấp như: viêm phổi, tràn dịch, tràn khí màng phổi…
- Khó thở dạng Kussmaul:
Là khó thở sâu, chậm thở vào, nghỉ thở ra, gặp trong trường hợp máu nhiễm toan.
- Khó thở dạng Cheynes-Stokes:
Nhịp thở nhanh sâu và chậm lại dần – nghỉ và tiếp tục như thế gặp trong tổn thương trung tâm hô hấp như: nhiễm độc nặng, chấn thương sọ não.
- Khó thở từng cơn:
Gặp trong hen phế quản.
- Khó thở khi gắng sức:
Trong suy hô hấp mạn và bệnh tim mạch.
- Khó thở thường xuyên:
Trong suy tim nặng, suy hô hấp nặng.
Những triệu chứng của đau ngực và khó thở có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu như leo cầu thang, làm việc, cả khi về đêm,… gây ảnh hưởng khó chịu không ít đến chất lượng cuộc sống.
Phòng ngừa đau ngực và khó thở
Tuy nhiên những triệu chứng đau ngực và khó thở có thể kiểm soát được nếu nắm vững được các biện pháp phòng tránh việc tái phát và giảm thiểu cơn đau ngực khó thở
Hàng ngày nên làm những việc sau:
◊Vận động hợp lý, đi bộ hoặc chạy bộ nhẹ nhàng ít nhất 3 lần 1 tuần; trước khi tập một bài tập nào đó nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
◊Giữ tâm lý thoải mái, hạn chế stress và tránh làm việc ngay sau bữa ăn.
◊Có chế độ dinh dưỡng hợp lý:
- Nên hạn chế các thực phẩm có chứa Cholesterol vì có thể gây xơ vữa động mạch như: không nên ăn dầu, mỡ động vật, nội tạng động vật, lòng đỏ trứng gà vịt.
- Nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả, nước ép trái cây tươi
◊Không hút thuốc lá, không uống nước chè hoặc cà phê
◊Không tự ý sử dụng thuốc tránh gây ra tác dụng không mong muốn
◊Nên đi khám sức khỏe định kì để theo dõi sức khỏe
Nếu xuất hiện triệu chứng nặng hơn bạn cần tới các cơ sở y tế để được chẩn đoán kịp thời về bệnh.
Để được tư vấn cụ thể về bệnh lý và cách hỗ trợ điều trị từ bác sỹ chuyên khoa đã có trên 20 năm kinh nghiệm về đường hô hấp liên hệ ngay