Home » Kiến thức chăm sóc sức khỏe » Cách chữa bệnh hen suyễn bằng Đông y và Tây y hiệu quả

Cách chữa bệnh hen suyễn bằng Đông y và Tây y hiệu quả

Hen suyễn là bệnh mãn tính ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh. Nhằm giúp người bệnh kiểm soát được các triệu chứng của bệnh, sau đây chúng tôi xin được giới thiệu các cách chữa bệnh hen suyễn bằng phương pháp Đông y, Tây y với mục đích giúp bệnh nhân cải thiện sức khỏe và có một cuộc sống tốt nhất.

Chữa hen suyễn bằng thuốc Tây y

Điều trị bệnh hen phế quản phải có sự kết hợp giữa 2 loại thuốc là thuốc cắt cơn và thuốc điều trị dự phòng.

Nhóm thuốc cắt cơn hen suyễn

Thuốc hen suyễn này có tác dụng khởi phát nhanh nhất (3-5 phút), kéo dài trong 4-6 giờ, ít tác dụng phụ nhất, so với các dạng thuốc uống hoặc tiêm.

Thuốc giãn phế quản cắt cơn hen suyễn có tác dụng ngắn và nhanh được dùng nhiều nhất là Salbutamol (biệt dược Ventolin) và terbutalin, dùng ở dạng hít định liều MDT (Meter Dose Inhaler) rất rất tiện dụng.

Thuốc cắt cơn như Buto-Asma dạng xịt có tác dụng nhanh, giảm được các cơn co thắt phế quản giúp người bệnh dễ thở hơn.

Khi thấy các triệu chứng của bệnh xuất hiện, bệnh nhân cần hít 1 liều khoảng 100mcg.

Trường hợp muốn ngăn chặn các cơn co thắt phế quản do gắng sức hoặc do tiếp xúc với những thứ gây dị ứng thì cần hít 1-2 liều trước đó khoảng 10-15 phút.

Những bệnh nhân hen suyễn lúc nào cũng nên có sẵn trong người ống thuốc hít cắt cơn hen suyễn như Ventolin để sẵn sàng hít ngay khi thấy triệu chứng cơn hen xuất hiện.

Thuốc hen suyễn này có tác dụng mở rộng đường thở trong thời gian ngắn hay con gọi là thuốc cắt cơn hen gồm các thuốc dạng xịt và tiêm: asthaline hoặc tiêm salbutamol, bricanyl… đây được gọi là những thuốc trị hen suyễn tốt nhất trong việc cắt cơn hen nhanh hiện nay.

Nhóm thuốc điều trị dự phòng hen suyễn

Thuốc trị hen suyễn dạng dự phòng hay còn gọi là thuốc dùng dài hạn giúp dự phòng các triệu chứng hen suyễn.

Nếu dùng đều đặn và đầy đủ, thuốc hen suyễn này sẽ làm giảm co thắt đường dẫn khí hoặc làm giảm viêm đường dẫn khí hoặc cả hai.

Các thuốc dự phòng hen suyễn bao gồm corticosteroid dạng hít, các thuốc giãn đường dẫn khí (thuốc đồng vận beta 2) tác dụng kéo dài.

Thuốc có tác dụng kiểm soát cơn hen dài hạn, giảm viêm, tránh cơn hen như các thuốc uống: becotide, inflamide, pulmicort, flixotide…

Người bệnh cần chú ý đến một số loại thuốc kháng viêm corticoid như: beclomethasone, prednisolon…

Với cách chữa hen suyễn bằng phương pháp Tây y, người bệnh cần tuân thủ theo đúng yêu cầu và chỉ định của bác sĩ để mang đến hiệu quả tốt nhất, tránh các tác dụng phụ và phụ thuộc vào thuốc.

Cách chữa bệnh hen suyễn bằng Đông y

Hen phế quản theo y học cổ truyền thuộc chứng Háo Suyễn – Háo Theo Y học cổ truyền nguyên nhân sinh bệnh hen là do công năng của ba Tạng: Tỳ – Phế – Thận không được điều hòa và suy yếu gây nên.

Trong đó:

👉Chức năng tạng Phế kém dẫn đến việc điều khí rối loạn gây nên hiện tượng khó thở

👉Đờm do tạng Tỳ không vận hóa được mà sinh ra, đờm ở phế quản sẽ làm tắc nghẽn gây khó thở đối với người bệnh

👉Tạng Thận không nạp khí nên khí nghịch gây khó thở, cò cử.

Người bị bệnh hen phế quản luôn sống trong căng thẳng, không dám lao động nặng nhọc, người gầy yếu, xanh xao, có thể dẫn tới tổn thương phổi và suy tim, sức khỏe ngày càng suy kiệt.

Hen phế quản tái phát nhiều lần sẽ liên lụy tới Tâm và Thận, xuất hiện các biểu hiện như tim đập nhanh, phù thũng ở những bệnh nhân nghiêm trọng nếu không điều trị kịp thời còn dẫn tới tử vong.

Bệnh hen suyễn loại Hàn Háo:

Bệnh nhân có biểu hiện ho khan ho có đờm, trong cổ họng có đờm, sắc mặt tái nhợt, miệng không khát nhưng muốn uống đồ uống nóng.

Lúc này cần ôn phế tán hàn (làm ấm phổi giải tỏa hàn lạnh), thông đờm bình suyễn có thể sử dụng các loại thuốc: Ma Hoàng, can khương, bạch giới tử, tử tô tử, lai phục tử, bán hạ, bổ cốt chỉ…

Rỗng, tức là khí không được liễm nạp về thận, tỳ dương hư yếu thủy thấp ứ đọng sinh ra đờm.

Trong cổ họng phát ra tiếng gọi là háo (hen) thở hít gấp gáp, khí đưa lên nhiều mà đưa xuống ít gọi là suyễn.

Hen suyễn loại Nhiệt Háo:

Có các biểu hiện sốt, đổ mồ hôi, buồn bực, khí tức, ho có đờm, đờm màu vàng đặc, khát nước, mặt đỏ.

Lúc này nên thanh nhiệt tuyên phế, tiêu đờm bình suyễn, có thể dùng các loại thuốc: ngư tinh thảo, lô căn, tang bạch bì, địa long, ma hoàng, hoàng cầm, hạnh nhân…

Bình thường khi bệnh không phát tác nên chăm sóc ích khí, kiện tỳ, bổ thận có thể dùng các loại: Bổ cốt chỉ, hoàng kỳ, đẳng sâm, phục linh, bạch truật, bán hạ, trần bì, mạch môn…

Bài thuốc nam

Nguyên liệu: 15g đẳng sâm, 10g thục linh, 10g bạch truật, 10g ngũ vị tử, 6g tô tử, 6g cam thảo, 20g long cốt, 10g sơn thù, 20g mẫu lệ.

Cách làm: Đầu tiên đổ 1.2l nước cùng với mẫu hệ, long cốt vào sắc trước. Để khoảng 20p sau cho tất cả các vị còn lại vào. Sắc tới khi còn khoảng 450ml nước thì dừng, chia ra làm 3 phần để uống vào sáng, trưa và tối.

Lưu ý nên uống vào lúc đang đói.

Trên đây là thông tin về cách chữa bệnh hen suyễn bằng cả Đông y và Tây y. Hi vọng sẽ bạn kiểm soát được các triệu chứng của bệnh, ổn định cuộc sống, cải thiện tình hình sức khỏe của bệnh nhân. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe.

Để được tư vấn cụ thể về bệnh lý và cách hỗ trợ điều trị từ bác sỹ chuyên khoa đã có trên 20 năm kinh nghiệm về đường hô hấp liên hệ ngay

Hotline: 0981 511 922

 

Nếu bạn đang vướng mắc

về đường hô hấp


Hãy liên hệ ngay để được tư vấn miễn phí

Hotline : 0987.9080.60


Điền thông tin vào form để hỏi chuyên gia

Đăng ký tư vẫn miễn phí

Quý khách vui lòng điền để lại thông tin chính xác . Chuyên viên tư vấn của chúng tôi sẽ liên hệ lại sớm nhất có thể


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Bài viết có 0 bình luận
THÔNG TIN NGƯỜI GỬIĐóng (x)