Cơn hen kèm theo cơn khó thở khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và khó khăn do phải gắng sức thở nhiều lần. Người mắc bệnh hen phế quản luôn mong muốn rằng mình sẽ được thoát khỏi cơn hen… Vậy hen phế quản có chữa được không?
Hen phế quản là gì?
Hen phế quản còn gọi là hen suyễn hay bệnh suyễn (Asthma) là một bệnh lý viêm mạn tính của phế quản thuộc hệ hô hấp biểu hiện đặc trưng là cơn khó thở với tiếng cò cử do hậu quả co thắt cơ trơn phế quản, phù nề niêm mạc phế quản và tăng tiết dịch nhầy phế quản. Cơn khó thở có thể tự hồi phục.
Nguyên nhân gây bệnh suyễn
Những yếu tố làm khởi phát cơn hen thường thấy là:
yếu tố khởi phát cơn hen
►Dị ứng: Hít phải những chất và mùi gây kích thích như phấn hoa, mùi sơn, xăng dầu, lông gia cầm, khói thuốc lá…
►Thức ăn: trứng, tôm, cua…
►Vi khuẩn, nấm.
►Thuốc, vacxin, penicillin, aspirin…
►Bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như bệnh viêm xoang, viêm amidan, viêm VA ở trẻ em.
►Thời tiết thay đổi, nhiệt độ, gió mùa, áp suất, độ ẩm.
►Sau những cơn gắng sức như chạy làm xuất hiện cơn hen, thường xảy ra ở trẻ em và người trẻ.
►Stress tinh thần
Dấu hiệu nhận biết
Dấu hiệu báo trước có thể thấy là hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi, ngứa mắt hoặc đỏ mặt, ho khan, buồn ngủ. Bắt đầu cơn khó thở, khi thở ra bị khó thở và bị chậm. Có tiếng cò cử, khó thở tăng dần bệnh nhân phải ngồi tỳ tay vào thành giường để thở, mệt nhọc vã mồ hôi, tiếng nói ngắt quãng. Cơn khó thở kéo dài 10-30 phút có khi hàng giờ, hàng ngày. Cơn khó thở giảm dần và kết thúc là một trận ho khạc nhiều đờm trong quánh dính, càng khạc nhiều đờm bệnh nhân càng dễ chịu.
Hen phế quản có chữa được không?
Bệnh hen suyễn là một hiện tượng viêm mãn tính vô khuẩn kéo dài, đường dẫn khí hoặc phế quản của bệnh nhân trở nên nhạy cảm với các yếu tố làm khởi phát cơn hen, và mức độ nặng nhẹ khác nhau ( tức là bệnh không gây ra từ vi khuẩn).
Tiến triển của bệnh không giống nhau có người khỏi một thời gian, có người bị liên tục, có khi sau đẻ thì đỡ, có trường hợp sau đẻ lại nặng lên.
Vì vậy, bệnh hen suyễn không thể chữa khỏi hoàn toàn được. Tuy nhiên, bệnh hen suyễn hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp thích hợp. Bệnh nhân hen phế quản (hen suyễn) cần phối hợp tốt với bác sĩ trị liệu để được chăm sóc tốt và sử dụng đúng thuốc điều trị.
Phòng cơn hen tái phát
Việc phòng và kết hợp dùng thuốc điều trị bệnh hen phế quản là phương pháp an toàn nhất hiện nay. Tuy nhiên, không nên tự ý dùng thuốc vì có thể có tác dụng phụ làm cho bệnh nhân bị tình trạng co thắt phế quản nặng hơn đặc biệt gây nguy hiểm cho tính mạng.
Phòng cơn hen
- Tránh những yếu tố gây dị ứng, những yếu tố gây stress
- Điều trị triệt để những ổ nhiễm khuẩn đường hô hấp trên
- Bỏ thuốc lá, thuốc lào cũng như tránh xa những nguồn phát sinh khói thuốc
giữ ấm về mùa lạnh - Tăng cường bồi dưỡng, luyện tập thể thao để nâng cao sức khỏe
- Thay đổi nơi làm việc hoặc sinh sống phù hợp nếu có thể
Cần chấp hành nghiêm chỉnh việc điều trị và phòng bệnh lâu dài tránh diễn biến bệnh xảy ra các biến chứng như: Nhiễm khuẩn(sốt, ho khạc đờm đặc, khó thở có khi có suy hô hấp), lao phổi, giãn phế nang, suy thất phải.
Bài viết trên đây là một số chia sẻ về bệnh hen phế quản, hy vọng rằng sẽ giúp đỡ được phần nào cho sức khỏe của các bạn. Xin cảm ơn!
Để được tư vấn cụ thể về bệnh lý và cách hỗ trợ điều trị từ bác sỹ chuyên khoa đã có trên 20 năm kinh nghiệm về đường hô hấp liên hệ ngay