Home » Bệnh COPD » Phác đồ điều trị bệnh COPD của bộ y tế mới nhất năm 2018

Phác đồ điều trị bệnh COPD của bộ y tế mới nhất năm 2018

Phác đồ điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD của Bộ Y tế nhằm mục đích cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh bằng cách hạn chế các triệu chứng xuất hiện, đồng thời ngăn chặn sự phát triển của các bệnh một cách tốt nhất. Bệnh COPD rất nguy hiểm, chính vì thế khi phát hiện ra bệnh bạn cần phải tuân thủ thật tốt các phác đồ điều trị COPD đã được Bộ Y tế đưa ra sau đây để tránh phải việc nhập viện.

1. Phác đồ điều trị COPD chung

– Không khí là nguyên nhân dẫn đến mắc COPD hàng đầu, vì vậy việc đầu tiên mà bệnh nhân cần phải làm đó chính là ngừng tiếp xúc với các chất độc hại, kích thích như hút thuốc lá, thuốc lào, khói thuốc lá, khói bếp than củi, khí độc, …

Hiện nay trên thị trường có một số loại thuốc hỗ trợ việc cai thuốc lá, tăng tỷ lệ cai thuốc lá thành công ở người bị bệnh COPD như: Nicotine thay thế(cung cấp nicotine cho cơ thể không qua điếu thuốc), Bupropion(làm giảm mong muốn hút thuốc), Varenicline(giảm triệu chứng khi cai thuốc lá, làm mất cảm giác khi hút).

  • Tiêm vắc xin phòng ngừa nhiễm trùng hô hấp: sẽ làm giảm khả năng lây lan của vi khuẩn, kèm theo giảm đợt cấp nặng và giảm tỷ lệ tử vong.
  • Ngoài ra bạn cần phải thực hiện một số điều trị khác để cải thiện chức năng toàn thân như: Thường xuyên vệ sinh mũi họng, luôn giữ ấm vào mùa lạnh…. Khi phát hiện điều gì bất thường nên đến cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị bệnh tốt nhất.

2. Phác đồ điều trị bệnh COPD bằng thuốc

Một số loại thuốc hỗ trợ điều trị COPD sau đây:

Tác dụng bằng Đường thở:

Corticoid dạng hít: đây là loại thuốc rất nhiều người sử dụng trong việc làm chậm quá trình suy giảm chức năng của phổi. Sử dụng Corticoid sẽ làm giảm tần số xuất hiện bệnh giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của những người bị COPD.

Thuốc beta 2- thuốc giãn phế quản: có công dụng làm giãn và thông đường thở. Thuốc thường có tác dụng nhanh chỉ sau vài phút. Thuốc beta 2 thường được sử dụng để giảm nhanh các triệu chứng của bệnh COPD.

– Thuốc giãn phế quản – giao cảm: đây cũng là loại thuốc dạng xịt có tác dụng giảm thở hụt hơi. Và nó có hiệu quả hơn thuốc beta 2.

– Thuốc Methylxanthine: có công dụng chính là thông đường thở, giúp bệnh nhân bị Copd dễ thở hơn. Ngoài ra Methylxanthine còn có công dụng giảm viêm, cải thiện chức năng hô hấp, kích thích trung tâm hô hấp của não.

hướng dẫn điều trị kháng sinh cho đợt cấp

Tác dụng bằng Đường uống:

Corticoid dạng uống: thuốc này chỉ sử dụng với người đang lên cơn cấp tính, sử dụng các loại thuốc khác không có hiệu quả. Corticoid giúp cải thiện triệu chứng, chức năng của phổi, tuy nhiên thuốc Corticoid khuyến cáo không nên sử sử dụng trong thời gian dài có thể xảy ra các tác dụng phụ không mong muốn.

– Thuốc kháng sinh: chỉ sử dụng cho những người bị nhiễm trùng đường hô hấp. Trong đó, một số loại thuốc kháng sinh được lựa chọn: moxicillin, cefaclor, trimethoprim, fluoroquinolone, azithromycin, clarithromycin.

Thở oxy: do bệnh COPD thường thiếu oxy máu, vì thế việc thở oxy có lợi ích rất lâu dài, đặc biệt là đối với những người bị giảm oxy máu khi gắng sức. Thở oxy khi gắng sức giúp tăng áp lực động mạch phổi, giảm triệu chứng thở hụt hơi và tăng khả năng vận động của người bệnh.

3. Phác đồ điều trị COPD bằng phẫu thuật

Với sự phát triển của khoa học công nghệ, hiện nay phương pháp phẫu thuật để cải

thiện triệu chứng và phục hồi chức năng phổi đang được áp dụng rất nhiều và hiệu quả mang lại rất cao.

  • Trường hợp mổ cắt bóng khí: đây là phẫu thuật tiêu chuẩn trong nhiều năm nay. Bóng khí của những người bị khí phế thũng có kích thước từ 1-4cm đường kính, nó chiếm hơn 33% nửa ngực. Thực hiện cắt bóng khí sẽ giúp phần phổi bị chèn ép nở ra, chức năng được cải thiện tốt hơn.
  • Phẫu thuật cắt phổi: sẽ loại bỏ đi 20-30% phần phổi bị tổn thương nhiều nhất do khói thuốc. Loại bỏ phần phổi bị bệnh sẽ làm tăng đường kính dẫn khí ở những phần còn lại, cải thiện chức năng phổi, thông khí và giảm được các triệu chứng của bệnh COPD.
  • Ghép phổi: đây là phương pháp mới nằm trong phác đồ điều trị bệnh COPD của bộ y tế. Thời gian ghép rất khó xác định, những người được lựa chọn để ghép chỉ có thể sống được dưới 2 năm do COPD nếu không được ghép.

Trên đây là phác đồ điều trị bệnh COPD mới nhất của Bộ y tế đưa ra. Tuy nhiên trong quá trình điều trị bệnh COPD phụ thuộc vào từng giai đoạn của bệnh để có những phương pháp điều trị riêng phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe của tất cả bệnh nhân. Để có thể mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình điều trị COPD, khi phát hiện ra các biểu hiện, triệu chứng của COPD cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám tốt nhất nhé.

 

Để đảm bảo việc điều trị tốt nhất bạn đọc tham khảo thêm về hướng dẫn chẩn đoán nguyên nhân để giúp bác sĩ có hướng xử trí, và chăm sóc cho bệnh nhân có COPD tốt nhất: http://moh.gov.vn/news/pages/tinkhac.aspx?ItemID=858

Để được tư vấn cụ thể về bệnh lý và cách hỗ trợ điều trị từ bác sỹ chuyên khoa đã có trên 20 năm kinh nghiệm về đường hô hấp liên hệ ngay

Hotline: 0981 511 922

 

Nếu bạn đang vướng mắc

về đường hô hấp


Hãy liên hệ ngay để được tư vấn miễn phí

Hotline : 0987.9080.60


Điền thông tin vào form để hỏi chuyên gia

Đăng ký tư vẫn miễn phí

Quý khách vui lòng điền để lại thông tin chính xác . Chuyên viên tư vấn của chúng tôi sẽ liên hệ lại sớm nhất có thể


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Bài viết có 0 bình luận
THÔNG TIN NGƯỜI GỬIĐóng (x)