Tâm lý chủ quan, không nghe theo sự khuyên bảo, nhiều người hút vẫn không biết rằng họ đang bước chân ngày càng gần đến với bờ vực sâu thẳm của tử thần.
90 % người hút thuốc lá hiện nay nghĩ rằng hút thuốc KO NGUY HIỂM.
Vậy họ suy nghĩ về tác hại của thuốc lá ra sao ?
Theo một cuộc khảo sát về những người hút thuốc lá chủ động, nhận được kết quả như sau:
+Có quan điểm cho rằng: Tôi hút thuốc lá chục năm nay có sao đâu, vẫn khỏe mạnh như bình thường.
+Cũng có người cho biết: Tôi hít một điếu vào, tinh thần hưng phấn, làm việc hiệu quả.
+Hay một ý kiến khác: Tôi cũng biết sơ sơ tác hại của thuốc lá nhưng mà đến giờ tôi có bị làm sao đâu thông tin vớ vẩn ấy mà
+Còn ý kiến khác nữa: Tôi hút cho vui ấy mà, biết hại rồi nên tôi cũng thi thoảng chút thôi…
Vậy còn những người hút thuốc lá thụ động thì sao?
+Tôi đứng gần mấy người hút thuốc, cũng hít phải khói thuốc, nhưng mà cũng nghĩ họ hút thì họ bị bệnh còn tôi không ảnh hưởng.
+Một ý kiến khác: khói thuốc ngửi khó chịu lắm, đôi lúc muốn đi khỏi nhưng nghĩ hít phải một ít chắc không sao đâu!
Nhưng thực sự họ không biết rằng, căn bệnh mà họ mắc phải không phải là mắc luôn khi hít phải khói thuốc lá mà nó ngấm dần, tác dụng dần đều theo thời gian, hủy diệt ngầm cơ thể từng ngày, đến một thời điểm cơ thể hết sức chịu đựng, mọi cơ quan bị phá hủy sẽ phát ra bệnh như ung thư phổi và ung thư các cơ quan khác, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh động mạch vành,…
Vì vậy, Hút thuốc lá hiện nay là CỰC KỲ NGUY HIỂM
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), thuốc lá là nguyên nhân chính gây ra các ca tử vong trên toàn thế giới và nó cũng là nguyên nhân hàng đầu có thể ngăn ngừa cái chết.
Mỗi năm, thuốc lá cướp đi sinh mạng của gần 6 triệu người, trong đó có hơn 5 triệu người đang và đã từng hút thuốc, và hơn 600 nghìn người không hút thuốc nhưng bị tiếp xúc thụ động với khói thuốc của người khác.
Số người chết vì thuốc lá nhiều hơn tổng số người chết vì HIV⁄AIDS, lao phổi và sốt rét cộng lại.
Thống kê cho thấy, trong thế kỷ 20, thuốc lá đã giết chết 100 triệu người, và WHO cũng cảnh báo, nếu không thực hiện ngay những biện pháp kiểm soát thuốc lá hiệu quả, thì số người chết hàng năm do thuốc lá có thể tăng lên hơn 8 triệu vào năm 2030, và thế kỷ 21 số người chết vì thuốc lá sẽ có thể lên tới 1 tỷ người.
Một nghiên cứu của năm 2015 đã chỉ ra tác động của việc hút thuốc với tuổi thọ của con người vào khoảng năm 1980 và 2010.
Cụ thể, 20%số ca tử ở người lớn thuốc 63 quốc gia được phân tích (trong đó, 24% là nam giới và 12% là nữ) có liên quan tới thuốc lá. Điều đáng nói là, gần 80% trong số hơn một tỷ người hút thuốc lá trên thế giới sống ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.
Trong một báo cáo được công bố hôm 30/5/2017, WHO cho biết số người chết vì thuốc lá sẽ đạt con số 1 tỷ người vào cuối thế kỷ này. Có khoảng 890.000 người chết do tiếp xúc với khói thuốc thụ động, có thể gây đột quỵ ở người lớn và hội chứng đột tử ở trẻ em cùng với nhiều nguy cơ khác.
Thuốc lá liên quan đến COPD
Theo thống kê, khoảng 80% những ca mắc COPD là do hút thuốc lá. COPD là nguyên nhân thứ ba gây tử vong ở Mỹ.
COPD là gì?
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD là một bệnh mãn tính và tiến triển tại phổi khiến cho người bệnh cảm thấy khó thở. Viêm phế quản mãn tính và bệnh khí phế thũng là một số loại bệnh được xếp vào nhóm bệnh COPD.
COPD được xếp vào một trong những căn bệnh giết chết nhiều người nhất trên thế giới.
Điều đó được chứng minh cụ thể như sau:
+ Số ca tử vong do hút thuốc mỗi năm :Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra cảnh báo thuốc lá giết chết khoảng 7 triệu người mỗi năm, gần gấp đôi con số từng được ghi nhận vào năm 2000.
+ Số ca bị COPD : Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), có hơn 600 triệu người trên thế giới hiện đang mắc bệnh COPD và tỷ lệ tử vong lên đến 3 triệu người mỗi năm. COPD là căn bệnh gây tử vong cao thứ tư trên thế giới sau bệnh mạch vành, ung thư, tai biến mạch máu não, và có khuynh hướng tăng. Tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, hơn 6% dân số mắc.
+ Tử vong bệnh COPD : Một báo cáo mới cho thấy 3,2 triệu người chết vào năm 2015 do bệnh COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính) – bao gồm khí phế thũng và viêm phế quản mạn tính, thường liên quan đến hút thuốc lá. Theo báo cáo, bệnh hen suyễn gây ra thêm 400.000 ca tử vong trong năm 2015.
Các ca tử vong có liên quan đến COPD
Theo WHO, hằng năm có khoảng 3,1 triệu ca tử vong do mắc COPD, tương ứng với 5,6% trong tổng số trường hợp tử vong trên toàn thế giới. Vào năm 2004, có khoảng 64 triệu người tại thời điểm đó đang phải chung sống với bệnh COPD.
Và theo Hội nghị COPD quốc tế 2018:
+Ước tính 384 triệu trường hợp COPD trong năm 2010. Tỷ lệ ước tính toàn cầu là 11,7% (95% CI 8,4% –15,0%). Ba triệu người chết mỗi năm.
+Với sự gia tăng tỷ lệ hút thuốc ở các nước đang phát triển và dân số già ở các nước có thu nhập cao, tỷ lệ mắc COPD dự kiến sẽ tăng trong 30 năm tới. Đến năm 2030 dự đoán 4,5 triệu COPD tử vong liên quan hàng năm
Theo thống kê năm 2017, tỷ lệ bệnh COPD mức trung bình đến nặng ở bệnh nhân trên 35 tuổi cũng đang cao nhất khu vực châu Á – Thái Bình Dương và có xu hướng gia tăng.
Tỷ lệ bệnh COPD ở người 40 tuổi được thống kê chiếm 4,2% dân số, trong đó, tỷ lệ ở nam là 7,1%, nữ là 1,9%.
Trong 4,1% dân số, tỷ lệ COPD tại miền bắc là 5,7%, miền trung là 4,6% và miền nam là 1,9%.
GS, TS Ngô Quý Châu, Chủ tịch Hội Hô hấp Việt Nam cho biết, bệnh hen và COPD nói riêng, các bệnh hô hấp nói chung vẫn chưa được chú trọng đúng mức tại Việt Nam.
Hơn 4% dân số Việt Nam trên 40 tuổi mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính:
Đó là con số được đưa ra tại buổi họp báo công bố chương trình “Vì một lá phổi khỏe” diễn ra tại Đà Nẵng, chiều 21/9/2017 do Tổng Hội Y Học Việt Nam (MSA), Hội Hô Hấp Việt Nam (VRNS) và Hội Lao và Bệnh phổi Việt Nam (VATLD) trong khuôn khổ đồng hành cùng “Chương trình quốc gia về bệnh suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính” của Bộ Y Tế tổ chức.
GS.TS.BS. Ngô Quý Châu, Chủ tịch Hội hô hấp Việt Nam cho biết, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính gây ra các gánh nặng xã hội, từ chi phí điều trị trực tiếp đến các chi phí gián tiếp như giảm năng suất lao động, bỏ học, bỏ việc giữa chừng để điều trị. Việc quản lý tốt bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính vô cùng cần thiết, vì nó sẽ giúp giảm số ca mắc bệnh, tàn tật và tử vong do bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân, giảm gánh nặng kinh tế y tế cho Việt Nam.
Tại Việt Nam, tỷ lệ bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD ) ở dân số 40 tuổi được thống kê chiếm 4,2% dân số, trong đó tỷ lệ ở nam là 7,1% và ở nữ là 1,9%. Trong dân số đó, tỷ lệ COPD tại miền Bắc là 5,7%, miền Trung là 4,6% và miền Nam là 1,9%.
Ngoài thuốc lá và nhiên liệu sinh học, ô nhiễm môi trường và đặc biệt là bệnh lao phổi đã góp phần làm tăng các yếu tố nguy cơ COPD ở Việt Nam. Cũng theo GS.TS.BS. Ngô Quý Châu, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nói riêng và các bệnh hô hấp nói chung vẫn chưa được chú ý đúng mức tại Việt Nam.
Theo thống kê từ Ban tổ chức, tại Việt Nam, hiện nay tỷ lệ mắc bệnh bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính mức trung bình đến nặng ở bệnh nhân trên 35 tuổi cũng đang cao nhất khu vực Châu Á và con số này đang có xu hướng gia tăng.
Nguy cơ mắc bệnh COPD của người GIÀU cao gấp * lần người NGHÈO
Để chi trả cho việc hút thuốc lá, người ta phải đầu tư rất nhiều tiền của.
Và đương nhiên, nhà GIÀU thì có điều kiện mua nhiều, mua đủ loại, hút thường xuyên, hút loại càng nhiều tiền, càng thể hiện đẳng cấp, mà đâu có biết rằng càng nhiều chất độc hại, khi sử dụng thường xuyên.
Vậy còn nhà NGHÈO thì sao, tích góp để mua thuốc lá để thỏa mãn cơn thèm, thi thoảng mới có tiền để mua và điếu để dùng… Vậy nên đây cũng là một điều kiện thuận lợi để phát triển bệnh COPD giữa người giàu và người nghèo.
Trung bình mỗi năm, một người hút thuốc ở Việt Nam phải chi gần 700.000 đồng. Với 12 triệu người hút, mỗi năm có khoảng hơn 8.400 tỷ đồng tiêu tốn cho mặt hàng này.
Theo kết quả một cuộc khảo sát gần đây cho thấy, chi tiêu cho thuốc lá ở nước ta cao gấp 3,6 lần phí tổn học hành, gấp 2,5 lần mức chi cho quần áo và gần gấp đôi mức chi cho khám chữa bệnh.
Bên cạnh đó, bệnh tật do thuốc lá gây ra làm tăng gánh nặng kinh tế cho mỗi gia đình và làm mất đi lực lượng lao động.
Một nghiên cứu khác của Bộ Y tế được thực hiện trong năm 2012 cũng cho thấy, người Việt Nam đã bỏ ra tới 22 nghìn tỷ đồng cho tiêu dùng thuốc lá.
Ngoài tổn thất do chi mua thuốc hút, tổng chi phí điều trị và tổn thất do mất khả năng lao động vì ốm đau và tử vong sớm cho 5 nhóm bệnh (ung thư phổi, ung thư đường tiêu hóa – hô hấp trên, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, nhồi máu cơ tim, đột quỵ) do hút thuốc gây ra là hơn 23 nghìn tỷ đồng một năm.
Các tổn thất Việt Nam chưa tính được do sử dụng thuốc lá bao gồm chi phí điều trị các bệnh khác do thuốc lá gây ra.
Hãy bảo vệ chính bạn và người thân cũng như những người vô tội xung quanh bằng việc bỏ thuốc lá.