Home » Kiến thức chăm sóc sức khỏe » Ho có đờm uống thuốc gì cho nhanh khỏi?

Ho có đờm uống thuốc gì cho nhanh khỏi?

Ho có đờm sử dụng thuốc khi bệnh trở nặng, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày, đến sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, lựa chọn loại thuốc nào cho phù hợp và cần phải chú ý những gì khi sử dụng thuốc ho không phải ai cũng biết. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn lắng nghe chia sẻ từ các chuyên gia ngay sau đây.

Ho có đờm uống thuốc gì cho nhanh khỏi

Thuốc giảm ho

Thuốc giảm ho bao gồm codein, pholcodin, dextromethorphan. Tuy nhiên, với những dòng sản phẩm trị ho này thì bạn cần chú ý một số vấn đề sau:

– Codein và pholcodin có tác dụng gây nghiện, giảm đau, ức chế trung tâm hô hấp.

– Dextromethorphan không gây nghiện, nhưng không có tác dụng giảm đau.

Thuốc tác dụng tiêu đờm

Thuốc tiêu đờm bao gồm các thuốc làm thay đổi tính chất, đặc tính, độ bám dính của đờm trên bề mặt hô hấp. Công dụng chính của loại thuốc này là làm loãng đờm và hóa giáng đờm. Cụ thể:

– Thuốc hóa giáng đờm như ambroxol, carbocistein, acetylcystein, bromhexin… tác dụng trực tiếp vào đờm, giúp đờm bớt đặc, dễ đào thải ra bên ngoài nhờ phản xạ ho.

– Thuốc loãng đờm bao gồm guaifenesin, natri benzoat, terpin hydrat, … có tác dụng tăng dịch tiết đờm trên bề mặt hô hấp giúp hòa đờm, khi đó đờm trở nên lỏng hơn và dễ đào thải hơn.

Tuy nhiên, thuốc này có nhược điểm chính là bạn cần phải uống nhiều nước ít nhất là 1.5l nước/ngày thì mới mang lại hiệu quả cao.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thuốc gây tê có tác dụng làm tê ngọn dây thần kinh phản xạ ho như menthol, benzonatate, lidocain… Loại thuốc này chủ yếu được dùng để hít, ngậm.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc trị ho có đờm

Thuốc chứa thành phần codein

Loại thuốc này chỉ định cho người lớn, đối tượng bị ho khan, không có đờm, ho do cảm cúm, dị ứng. Ngoài ra, thuốc Codein chống chỉ định cho một số trường hợp sau:

– Trẻ nhỏ dưới 18 tuổi, phụ nữ mang thai và đang cho con bú.

– Bệnh nhân mới cắt hoặc nạo viêm amidan.

– Không sử dụng cho người bị hen suyễn, suy hô hấp, giãn phế quản.

Một số lưu ý khác

– Không sử dụng nhiều thuốc trị ho cùng một lúc, bởi mỗi loại sẽ có các thành phần khác nhau, nếu kết hợp không đúng sẽ gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng đến vấn đề sức khỏe.

– Không được tự ý mua thuốc điều trị ho có đờm, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn phù hợp nhất với sức khỏe của mình. Ví dụ như:

Đối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi bị ho, đờm tiết ra nhiều, ran ẩm, ran nổ, kèm theo viêm phổi thì không được dùng thuốc trị ho đờm, vì có thể sẽ khiến bệnh viêm phổi trở nặng hơn.

Với người bị phổi tắc nghẽn mãn tính, đờm tiết ra rất nhiều nếu sử dụng thuốc tác động lên đờm sẽ khiến bệnh nhân khó thở, ho nhiều hơn.

Tóm lại, để sử dụng thuốc trị ho có đờm hiệu quả, thì nhất định bạn phải đến gặp bác sĩ để thăm khám, kê đơn thuốc phù hợp nhất với thể trạng của mình.

Để được tư vấn cụ thể về bệnh lý và cách hỗ trợ điều trị từ bác sỹ chuyên khoa đã có trên 20 năm kinh nghiệm về đường hô hấp liên hệ ngay

Hotline: 0981 511 922

Nếu bạn đang vướng mắc

về đường hô hấp


Hãy liên hệ ngay để được tư vấn miễn phí

Hotline : 0987.9080.60


Điền thông tin vào form để hỏi chuyên gia

Đăng ký tư vẫn miễn phí

Quý khách vui lòng điền để lại thông tin chính xác . Chuyên viên tư vấn của chúng tôi sẽ liên hệ lại sớm nhất có thể


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Bài viết có 0 bình luận
THÔNG TIN NGƯỜI GỬIĐóng (x)