Bệnh viêm phế quản là bệnh vô cùng nguy hiểm, nếu không được chữa trị và điều trị kịp thời sẽ để lại rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Để tìm hiểu rõ hơn các biến chứng bệnh viêm phế quản mãn tính, mời bạn tham khảo ngay sau đây.
Viêm phế quản là gì?
Viêm phế quản là chứng viêm nhiễm tại phế quản (đường thở lớn và trung bình) trong phổi.
Các triệu chứng bao gồm ho ra đờm, thở khò khè, khó thở và khó chịu ở ngực.
Viêm phế quản được chia thành hai loại: cấp tính và mãn tính.
Bệnh cho nhiều nguyên nhân gây ra như vi khuẩn, virus, thời tiết, ô nhiễm, khói bụi, thuốc lá, dị ứng, nghề nghiệp…
Bệnh viêm phế quản cấp tiến triển gồm 2 giai đoạn:
Giai đoạn khô
– Sốt, có khi sốt cao trên 39 độ.
– Ho khan, ho từng cơn.
– Nhức đầu, mệt mỏi cơ thể.
– Cảm giác rát bỏng và đau xương ức, cảm giác này tăng lên khi ho
Giai đoạn này kéo dài từ 3-4 ngày thì chuyển sang giai đoạn ướt
Giai đoạn ướt
– Ho kèm đờm xanh.
– Khó thở nhẹ.
– Cảm giác rát bỏng sau xương ức giảm dần rồi mất hẳn
Giai đoạn này kéo dài 4-5 ngày, sang ngày thứ 10 thì khỏi hẳn
Nếu ho khan kéo dài vài ba tuần, kèm đáp ứng với điều trị và xảy ra ở người nghiện thuốc lá cần phải chú ý đến ung thư phế quản
Bệnh viêm phế quản mạn thường xảy ra ở người lớn trên 50 tuổi.
Bệnh tiến triển trong nhiều năm.
Khi bệnh đã rõ có những dấu hiệu và triệu chứng sau:
Ho khạc đờm:
Thường ho và khạc đờm và buổi sáng đờm nhầy, trong, dính hoặc đờm có màu xanh, vàng đặc như mủ.
Lượng đờm trong 24h thường khoảng 200ml.
Mỗi đợt ho khạc đờm thường kéo dài khoảng 3 tuần, nhất là những tháng mùa đông đầu mùa thu.
Đợt cấp của viêm phế quản mạn tính: thỉnh thoảng xuất hiện một đợt cấp , nhất là những người già, sau bội nhiễm.
Trong đợt cấp có những biểu hiện sau:
+Ho, khạc đờm có mủ.
+Khó thở như cơn hen, thở phì phò.
+Dấu hiệu nhiễm khuẩn( thường kín đáo)
Càng về giai đoạn cuối của viêm phế quản mạn mức độ khó thở càng tăng lên, chức năng hô hấp càng suy giảm trầm trọng.
Bệnh nhân có thể tử vong trong giai đoạn suy hô hấp cấp.
Biến chứng của bệnh viêm phế quản
Bệnh viêm phế quản nếu được phát hiện và điều trị sớm thì có thể chữa khỏi được.
Tuy nhiên, nếu không được điều trị dứt điểm bệnh sẽ tái phát nhiều lần và có thể xảy ra các biến chứng như:
Đối với trẻ em:
Bệnh có thể gây ra chứng viêm phế quản bít tắc.
Viêm phế quản cấp còn biến chứng ra hen phế quản.
Bội nhiễm phổi:
Viêm phổi thùy, áp xe phổi, lao phổi
Suy hô hấp:
Nếu như người bị cúm có bội nhiễm sắc thể viêm phế quản, bệnh sẽ nặng hơn và gây ra biến chứng suy hô hấp, như thế rất khó điều trị dứt điểm được.
Một số biến chứng khác:
Khi thấy cơ thể có các dấu hiệu như ho có đờm, khó thở thì cần đến để khám chữa bệnh sớm loại trừ một số trường hợp như: ung thư phổi, giãn phế quản, dị vật đường hô hấp, phổi bị ứ đọng, suy tim.
Cách phòng ngừa bệnh viêm phế quản
- Bệnh viêm phế quản thường xảy ra vào thời gian giao mùa, vì thế để tránh bị nhiễm khuẩn virus gây bệnh mọi người cần ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi hợp lý và tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Giữ gìn nơi ở, làm việc sạch sẽ thoáng đãng tránh nơi có chứa khói chất độc hại, ô nhiễm. Đặc biệt cần tránh xa với thuốc lá, thuốc lào và khói thuốc.
- Giữ ấm cơ thể khi trời chuyển lạnh vùng chân, cổ, ngực; tuyệt đối không để cơ thể bị nhiễm lạnh đột ngột, sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
- Khi gặp các bệnh về tai, mũi, họng cần tích cực điều trị và triệt các vi khuẩn gây bệnh.
- Vệ sinh sạch sẽ: vệ sinh răng miệng và da để tránh các ổ nhiễm khuẩn
- Khi có những dấu hiệu của bệnh cần phải đến ngay các trung tâm y tế để khám và điều trị bệnh kịp thời, tránh trường hợp để lâu ngày sẽ gây ra các biến chứng của bệnh viêm phế quản mãn tính ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Trên đây là tất cả thông tin về biến chứng bệnh viêm phế quản mãn tính, hy vọng bài viết sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn sâu sắc nhất về bệnh viêm phế quản mãn tính, từ đó có các cách phòng ngừa bệnh cho mình và gia đình mình tốt nhất.
Để được tư vấn cụ thể về bệnh lý và cách hỗ trợ điều trị từ bác sỹ chuyên khoa đã có trên 20 năm kinh nghiệm về đường hô hấp liên hệ ngay