Thời tiết thay đổi, nhất là lúc chuyển giao mùa, sức khỏe của mỗi người cũng bị ảnh hưởng phần lớn, các bệnh cảm cúm, tắc nghẹt mũi hay xảy ra nhiều. Đôi lúc cái nghẹt mũi khiến bạn cực kì khó chịu, hít vào không được, thở ra không xong, bạn tìm mọi cách để thoát khỏi tình cảnh này. Dưới đây là một số thông tin hữu ích cung cấp cho bạn xử trí khi nghẹt mũi.
Nghẹt mũi là gì?
Nghẹt mũi là hiện tượng một hay cả hai lỗ mũi bị dịch nhầy ngăn bít, làm cho người bệnh không thể thở ra dễ dàng. Khi ấy, việc thở bằng miệng khiến cho không khí vẫn còn bụi bẩn, khô và lạnh, dễ làm tổn thương niêm mạc đường hô hấp, gây nên viêm họng, viêm thanh quản, khí phế quản và phổi. Miệng phải tiếp xúc với không khí đi ra đi vào sẽ bị khô, mất nước, gây khó chịu.
Nguyên nhân gây ra triệu chứng nghẹt mũi
Nghẹt mũi có thể do nhiều nguyên nhân:
– Do dị tật bẩm sinh: thường gặp ở trẻ sơ sinh do có một lớp màng hay mảnh xương bịt kín cửa sau của mũi, khiến trẻ không thở được. Do phản xạ thở bằng miệng chưa hoàn thiện nên nếu không được xử trí kịp thời, trẻ có thể tử vong do suy hô hấp.
– Viêm nhiễm: viêm mũi họng, viêm xoang, viêm mũi dị ứng… nghẹt mũi có thể là triệu chứng để nhận biết những bệnh này.
– Khối u lành tính hay ác tính, polyp cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới nghẹt mũi.
– Chấn thương hoặc có dị vật trong mũi: thường do trẻ nhỏ tự nhét vào mũi các đồ vật như hạt lạc, sáp màu, cúc áo,…
– Rối loạn cảm giác ở mũi: bệnh nhân bị mất cảm giác tại mũi thường cảm thấy nghẹt mũi dù đường thở vẫn thông thoáng.
– Rối loạn nội tiết: thường xảy ra ở phụ nữ có thai.
– Do các bệnh lý thông thường như cảm lạnh, cảm cúm, viêm phế quản,..
– Do tác dụng phụ của các loại thuốc (thuốc huyết áp,…), lạm dụng thuốc chữa trị mũi
– Do stress, khói thuốc lá, nghiện ma túy,…
Khi bị nghẹt mũi cần phải làm gì?
Làm sạch mũi và xông mũi:
Nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi, để một lát rồi xì sạch mũi ra ngoài giúp đường thở của bạn thông thoáng, dễ chịu. Làm vài lần trong ngày.
Khi bị nghẹt mũi, bạn có thể hít hương dầu khuynh diệp hoặc xông mũi bằng nước nóng hòa với muối để giúp giảm nhẹ triệu chứng.
Hãy lấy một bát nước sôi, lấy một cái khăn trùm kín đầu của bạn và bát nước. Sau đó hít thở hơi nóng ít nhất 10 phút. Bạn có thể thêm một số loại tinh dầu tự nhiên để thư giãn hơn. Thực hiện 2-3 lần mỗi ngày cho đến khi hoàn toàn bình phục.
Ngủ đổi tư thế:
Khi bị nghẹt mũi, hãy gối cao hơn bình thường một chút, sao cho cổ và đầu bạn tạo thành góc 15 độ chênh với giường, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.
Bổ sung đủ nước
Dịch nhầy dày đặc sẽ khiến cho bạn cảm thấy khó chịu và thậm chí còn khó thở. Vì thế, duy trì đủ lượng nước cho cơ thể là cách tốt nhất để làm mỏng dịch nhầy và ngăn chặn sự tắc nghẽn.
Đây cũng là biện pháp ngăn ngừa viêm xoang và viêm tai. Vậy nên hãy bổ sung đủ nước hàng ngày.
Bạn nên uống từ 8-10 ly nước mỗi ngày hoặc tiêu thụ các loại thức uống lỏng như nước canh, nước rau luộc, nước ép trái cây, trà thảo dược để trị chứng nghẹt mũi.
Dùng gừng tươi:
Là một trong những biện pháp hiệu quả mà đơn giản nhất. Các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Columbia đã tìm thấy hợp chất làm giảm tình trạng tắc nghẽn đường hô hấp. Thêm gừng vào súp, các món xào hoặc trà gừng.
Tắm nóng:
Khi thấy nghẹt mũi nhiều, khó chịu nên tắm nước nóng. Hơi nước nóng sẽ giúp làm giảm triệu chứng này.
Xoa bóp:
Nếu bị nghẹt mũi trái hãy nằm nghiêng về phía bên phải và ngược lại. Dùng ngón trỏ bấm vào huyệt gọi là nghinh hương ở hai bên cánh mũi, vài ba phút sẽ thấy hiệu quả ngay.
Làm sạch không khí trong nhà:
Dị ứng với không khí bẩn từ vật nuôi trong nhà, bụi bẩn cũng là một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng nghẹt mũi. Bạn có thể sử dụng máy lọc không khí để làm sạch không khí trong nhà, đồng thời đặt máy phun hơi nước để đảm bảo đủ độ ẩm không khí trong nhà bạn.
Bằng cách sử dụng máy làm ẩm không khí
Khi độ ẩm không khí dưới 40%, chất nhầy trong mũi sẽ khô và gây trở ngại cho việc hít thở. Ngoài ra, nếu trong mũi có nhiều chất nhầy và gặp điều kiện độ ẩm thấp sẽ là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn. Độ ẩm hoàn hảo là từ 40% đến 60%.
Ăn gia vị cay nóng:
Nếu bạn ăn được cay, thì đây cũng là cách để trị ngạt mũi. Những thực phẩm cay nóng như ớt, hạt tiêu, mù tạc… sẽ làm chảy nước mũi. Điều này giúp loại bỏ vi khuẩn và làm dịu triệu chứng ngạt mũi.
Ví dụ Ớt cayenne
Được đánh giá là thuốc chống chất histamin hàng đầu với hợp chất capsaicin, ớt cayenne là một loại thực phẩm làm giảm chất nhầy rất hiệu quả. Bên cạnh đó, nó còn làm dịu chứng đau họng và hỗ trợ chữa trị chứng chảy dịch nước mũi sau.
Chỉ cần cho ½ thìa cà phê hạt tiêu và mật ong (2 thành phần tỉ lệ bằng nhau) và tiêu thụ 2-3 lần mỗi ngày.
Nước chanh hoà mật ong:
Lấy một thìa mật ong và vài giọt chanh tươi bỏ vào một cốc nước ấm. Khuấy đều và uống mỗi ngày 3 cốc. Mật ong sẽ nhanh chóng loại bỏ tắc mũi và chống ho hiệu quả.
Chườm khăn nước nóng lên tại:
Đây là mẹo mà nhiều người thường sử dụng. Trước khi đi ngủ, bạn lấy khăn thấm nước nóng đặt ở hai tai trong vòng khoảng 10-15 phút. Nó sẽ làm chứng ngạt mũi dịu đi. Lý do là ở tai có những dây thần kinh nhỏ xíu có tác dụng điều tiết máu ở mũi, khi gặp nhiệt độ cao, huyết quản sẽ giãn ra và giúp thông lỗ mũi.
Massage mũi:
Lấy ngón cái và ngón trỏ hoặc hai ngón trỏ vuốt nhẹ nhàng lên sống mũi. Thực hiện như vậy nhiều lần trong ngày cho đến khi bạn có thể thở dễ dàng.
1. Mát-xa huyệt ấn đường
Huyệt ấn đường là điểm giữa 2 lông mày. Mát xa nhẹ nhàng nhưng dứt khoát trong một phút ở vị trí này sẽ tác động đến niêm mạc mũi, thông đường thở, ngăn ngừa viêm xoang đồng thời cũng có tác dụng dự phòng.
2. Mát-xa vùng cánh mũi
Dùng ngón trỏ hoặc ngón giữa di chuyển nhẹ nhàng theo hình vòng tròn ở vùng cánh mũi từ 1-2 phút. Thực hiện động tác mát-xa này có thể giúp bạn nhanh chóng thở được dễ dàng hơn.
3. Mát-xa huyệt nhân trung
Huyệt nhân trung nằm ở điểm giữa vùng rãnh mũi – môi. Mát-xa nhẹ nhàng trong 2-3 phút sẽ giúp mũi hết sưng tấy.
Lá húng quế:
Bài thuốc đơn giản nhất để trị chứng nghẹt mũi là hãy nhai từ 2-4 lá húng quế, bạn cũng có thể uống trà húng quế cũng mang lại lợi ích tương tự.
Tỏi:
Bạn có thể nhỏ vài giọt dầu tỏi vào mũi để giúp tẩy sạch các chất nhầy trong mũi nhằm trị chứng nghẹt mũi.
Tránh thực phẩm nhiều đường:
Tránh xa những loại thực phẩm có nhiều đường và cacbonhydrat vì nó sẽ làm chứng nghẹt mũi của bạn trầm trọng hơn. Tốt nhất hãy ăn nhiều rau, ngũ cốc nguyên chất và các loại cá.
Chườm khăn ấm lên mũi
Lấy một miếng vải ấm (bạn có thể làm ấm bằng lò vi sóng hoặc cho vào chậu nước ấm rồi vắt khô). Cần lưu ý không nên để ở mức quá nóng. Nhiệt độ ấm sẽ làm chất nhầy trong mũi trở nên lỏng hơn. Sau đó, hãy sử dụng dụng cụ hút mũi hoặc rửa bằng nước muối sinh lý.
Tập thể dục
Nhịp tim tăng cao và cơ thể nóng lên sẽ tác động tốt đến sự lưu thông của chất nhầy trong mũi. 15 phút hoạt động thể dục thể thao sẽ đủ để bạn đối phó với chứng viêm mũi dị ứng.
Súc miệng nước muối sinh lý
Súc miệng với nước muối sinh lí 0,9% chính là một trong những biện pháp khắc phục chứng chảy dịch mũi sau tại gia dễ dàng và rẻ tiền nhất.
Đơn giản bạn chỉ cần đến hiệu thuốc và mua một lọ nước muối sinh lí 0,9% và súc miệng, bạn sẽ thấy được hiệu quả thần kỳ của nước muối trong việc đánh tan dịch nhầy ở cổ họng và làm dịu cơn ho. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, hãy súc miệng với nước muối một vài lần trong ngày.
Chanh
Với hàm lượng vitamin C cao, chanh là một sự lựa chọn lý tưởng trong việc điều trị chứng chảy dịch nước mũi sau. Không chỉ làm giảm dịch nhầy, chanh còn giúp cải thiện sức đề kháng của cơ thể để chống lại nhiễm trùng
Hãy vắt nước cốt của nửa quả chanh cho vào một ly nước ấm. Bạn có thể thêm mật ong để cải thiện hương vị. Bạn nên tiêu thụ nó vào buổi sáng và vài lần trong ngày.
Những giải pháp trên chính là sự lựa chọn đơn giản, tự nhiên và dễ áp dụng nhất cho việc cải thiện chứng chảy dịch nước mũi sau. Nếu triệu chứng của bạn ngày càng nặng thêm, hãy đến gặp bác sĩ để có thể nhận được những lời khuyên và giải pháp chữa trị tốt nhất.
Để được tư vấn cụ thể về bệnh lý và cách hỗ trợ điều trị từ bác sỹ chuyên khoa đã có trên 20 năm kinh nghiệm về đường hô hấp liên hệ ngay