Viêm phế quản cấp là bệnh về đường hô hấp thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Bệnh sẽ khỏi sau 1-2 tuần, vì thế rất nhiều người thắc mắc rằng viêm phế quản cấp nguy hiểm hay không, có cần phải điều trị hay bệnh sẽ tự khỏi.
Mời bạn đọc cùng lắng nghe tư vấn của các chuyên gia ngay trong bài viết sau đây.
Nguyên nhân gây viêm phế quản cấp
Viêm phế quản cấp là tình trạng lớp niêm mạc của phế quản phải chịu các tác nhân gây hại từ bên ngoài như vi khuẩn, virus…
Theo thống kê cho thấy có khoảng 50-90% người bệnh bị viêm cấp phế quản là do virus.
Ngoài ra còn do nhiều yếu tố khác như:
Khói thuốc lá:
Những người hút thuốc lá hoặc thường xuyên hít phải khói thuốc sẽ có nguy cơ bị bệnh về đường hô hấp cao hơn, nhất là viêm phế quản cấp.
Tiếp xúc với chất độc hại:
Làm việc trong môi trường có nhiều hóa chất, bụi bẩn, các chất gây kích ứng phổi….
Sức đề kháng kém:
Hệ miễn dịch của cơ thể kém, đặc biệt là trẻ 12 tháng tuổi, người lớn tuổi là những đối tượng có nguy cơ bị viêm nhiễm phế quản nhiều nhất.
Yếu tố dị ứng:
Viêm phế quản cấp xảy ra ở người hen, mày, phù Quincke.
Phù Quincke
Trào ngược dạ dày:
Các đợt ợ nóng cũng là nguyên nhân khiến bạn bị mắc bệnh.
Bệnh viêm phế quản cấp có nguy hiểm hay không?
Viêm phế quản cấp rất lành tính, có thể khỏi sau 1-2 tuần điều trị mà không để lại di chứng gì.
Tuy nhiên, với những người có sức đề kháng kém, hút thuốc lá nhiều rất dễ dẫn đến tình trạng bội nhiễm.
Khi chuyển sang bội nhiễm thì bệnh có thể dẫn tới tình trạng mãn tính của viêm phế quản, bạn sẽ phải chung sống với nó cả đời.
Không những thế bạn sẽ có nguy cơ phải đối mặt với rất nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, suy hô hấp…
Khi bị viêm phế quản cấp cần phải làm gì?
Bị viêm nhiễm phế quản cấp bạn chỉ cần nghỉ ngơi đầy đủ, uống nhiều nước, thường xuyên súc miệng bằng nước muối, sử dụng thuốc để giảm ho, hạ sốt khi cần thiết.
Tuy nhiên nếu gặp một số trường hợp sau thì bạn cần phải hết sức lưu ý:
- Nếu người bệnh khi bị viêm nhiễm phế quản vẫn tiếp xúc với khói bụi, hơi acid, hóa chất có các tác nhân kích ứng dẫn tới các triệu chứng khó thở, thở nặng nề thì cần phải đến ngay bác sĩ vì để lâu có thể dẫn tới các di chứng về sau.
- Bị sốt trên 38.5 độ C kèm theo biểu hiện ho khan, đờm có màu vàng, xanh hoặc có pha chút máu.
- Triệu chứng của bệnh kéo dài trên 7 ngày mà không có dấu hiệu suy giảm.
- Người bệnh vừa bị viêm nhiễm phế quản cấp vừa mắc phải các chứng bệnh mãn tính như suy tim, suy thận, đái tháo đường, phổi tắc nghẽn mãn tính…
Người bị viêm phế quản cấp khi rơi vào một trong những trường hợp trên nhất định không được chủ quan, mà cần đến ngay bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời, nếu cố tình kéo dài không điều trị bệnh sẽ rất nguy hiểm.
Để được tư vấn cụ thể về bệnh lý và cách hỗ trợ điều trị từ bác sỹ chuyên khoa đã có trên 20 năm kinh nghiệm về đường hô hấp liên hệ ngay