Bệnh hen phế quản hay được gọi là hen suyễn theo thống kê có khoảng 5% dân số Việt Nam mắc phải. Khi bị hen suyễn sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe, hoạt động hàng ngày của người bệnh. Vậy hen phế quản có mức độ nguy hiểm như thế nào, mời bạn đọc cùng theo dõi ngay sau đây.
Hen suyễn là căn bệnh về hô hấp mãn tính phổ biến ở cả Việt Nam và trên thế giới.
Theo số liệu điều tra năm 2010 cho thấy chỉ có khoảng 39.7% số người kiểm soát được bệnh hen.
Hiện tại số người bị hen phế quản ngày càng lớn, do tình trạng ô nhiễm môi trường, khí độc, chất thải công nghiệp … ngày càng nhiều.
Giải đáp bệnh hen suyễn có nguy hiểm không?
Hen suyễn là căn bệnh về hô hấp mãn tính không thể điều trị khỏi hoàn toàn được.
Các phương pháp được y bác sĩ đưa ra nhằm kiểm soát bệnh, giúp cho người bệnh có cuộc sống ổn định, chất lượng hơn.
Khi mắc phải bệnh hen suyễn nếu không được kiểm soát và xử lý đúng cách có thể gặp các biến chứng nguy hiểm như:
Tràn khí màng phổi
Những người bị hen phế quản thường phế quản giãn rộng, mạch máu tại các vị thế này trở lên thưa hơn khiến áp lực trong phế nang tăng.
Đặc biệt, với những người hen phế quản nếu làm việc quá sức có thể bị vỡ phế nang, tràn khí màng phổi, nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến tính mạng.
Tổn thương não
Đây là vấn đề rất ít người ngờ tới, vì mọi người luôn nghĩ đây là bệnh về đường hô hấp, không liên quan gì đến não.
Thực tế bị hen phế quản không được điều trị kịp thời dẫn đến tình trạng suy hô hấp, dẫn đến thiếu oxy cung cấp cho cơ thể, nhất là não, điều này cực kỳ nguy hiểm.
Vì nếu không được cấp cứu kịp thời dẫn đến tình trạng hôn mê và tử vong bất cứ lúc nào.
Nhiễm khuẩn
Đợt nhiễm khuẩn làm bệnh nặng thêm bệnh nhân có: Sốt, ho khạc đờm đặc, khó thở khi có suy hô hấp
Suy hô hấp
Bệnh nhân bị hen suyễn rất dễ mắc phải biến chứng suy hô hấp, và gặp phải các triệu chứng như khó thở, người tím tái người bệnh cần phải đến ngay bệnh viện để được cấp cứu kịp thời.
Bệnh hen suyễn là bệnh vô cùng nguy hiểm, người bệnh nhất định không được chủ quan.
Khi bị bệnh nhất định bạn cần phải lưu ý:
– Tái khám đúng định kỳ mà bác sĩ đưa ra
– Điều trị theo đúng chỉ định và yêu cầu của bác sĩ để có thể kiểm soát các triệu chứng của bệnh tốt nhất.
Một số biến chứng nguy hiểm khác: Lao phổi, giãn phế nang, suy thất phải.
Ngoài ra, bệnh nhân nên ăn uống đầy đủ khoa học, luyện tập thể dục thể thao hàng ngày để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Để được tư vấn cụ thể về bệnh lý và cách hỗ trợ điều trị từ bác sỹ chuyên khoa đã có trên 20 năm kinh nghiệm về đường hô hấp liên hệ ngay