Hen phế quản còn gọi là hen suyễn hay bệnh suyễn (Asthma) là một bệnh lý viêm mạn tính của phế quản thuộc hệ hô hấp biểu hiện đặc trưng là cơn khó thở với tiếng cò cử. Vào một ngày đẹp trời nào đó bỗng dưng bạn phát hiện ra mình hay người trong gia đình mắc hen phế quản, bạn lo lắng và đặt ra câu hỏi rằng bệnh hen suyễn có lây không và phải kiêng ăn gì?
Dưới đây sẽ là một số thông tin trả lời cho câu hỏi của mình:
Bệnh hen suyễn có lây không?
Hen phế quản là gì?
Hen phế quản còn gọi là hen suyễn hay bệnh suyễn (Asthma) là một bệnh lý viêm mạn tính của phế quản thuộc hệ hô hấp biểu hiện đặc trưng là cơn khó thở với tiếng cò cử do hậu quả co thắt cơ trơn phế quản, phù nề niêm mạc phế quản và tăng tiết dịch nhầy phế quản. Cơn khó thở có thể tự hồi phục.
Nguyên nhân gây bệnh suyễn
Những yếu tố làm khởi phát cơn hen thường thấy là:
►Dị ứng: Hít phải những chất và mùi gây kích thích như phấn hoa, mùi sơn, xăng dầu, lông gia cầm, khói thuốc lá…
►Thức ăn: trứng, tôm, cua…
►Vi khuẩn, nấm.
►Thuốc, vacxin, penicillin, aspirin…
►Bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như bệnh viêm xoang, viêm amidan, viêm VA ở trẻ em.
►Thời tiết thay đổi, nhiệt độ, gió mùa, áp suất, độ ẩm.
►Sau những cơn gắng sức như chạy làm xuất hiện cơn hen, thường xảy ra ở trẻ em và người trẻ.
►Stress tinh thần
Dấu hiệu nhận biết
Dấu hiệu báo trước có thể thấy là hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi, ngứa mắt hoặc đỏ mặt, ho khan, buồn ngủ. Bắt đầu cơn khó thở, khi thở ra bị khó thở và bị chậm. Có tiếng cò cử, khó thở tăng dần bệnh nhân phải ngồi tỳ tay vào thành giường để thở, mệt nhọc vã mồ hôi, tiếng nói ngắt quãng. Cơn khó thở kéo dài 10-30 phút có khi hàng giờ, hàng ngày. Cơn khó thở giảm dần và kết thúc là một trận ho khạc nhiều đờm trong quánh dính, càng khạc nhiều đờm bệnh nhân càng dễ chịu.
Bệnh suyễn có lây không?
Bệnh hen suyễn là một hiện tượng viêm mãn tính vô khuẩn kéo dài, đường dẫn khí hoặc phế quản của bệnh nhân trở nên nhạy cảm với các yếu tố làm khởi phát cơn hen, và mức độ nặng nhẹ khác nhau ( tức là bệnh không gây ra từ vi khuẩn). Vì vậy, câu trả lời cho câu hỏi: “Bệnh hen suyễn có lây không?”, chính là: “Không”.
Nhiều người đặt ra câu hỏi: “Hen suyễn có di truyền không?”
Hiện nay chưa có nghiên cứu nào có thể khẳng định rằng hen suyễn có di truyền hay không, nhưng bố hoặc mẹ hoặc cả 2 bố mẹ đều mắc hen thì con sinh ra cũng có thể mắc hen. Nếu trong gia đình có người mắc thì cần có những biện pháp phòng tránh triệt để ngăn ngừa nguy cơ gây bệnh.
Bệnh hen suyễn nên kiêng ăn gì?
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thực phẩm được bán ra để phục vụ nhu cầu hàng ngày, vì vậy nên cần biết được những thực phẩm nào phù hợp cho tình trạnh bệnh của mình, để kiểm soát được những khả năng từ thực phẩm có thể gây ảnh hưởng tới đường thở nhất là những bệnh nhân mắc hen phế quản.
Chất kích thích
Các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê, đồ cay nóng,… đây là những chất kích thích lên niêm mạc phế quản, tăng tổn thương khiến bệnh trở nên nặng hơn.
Đồ gây dị ứng
Tôm, cua, cá, trứng, sữa, … là những thực phẩm dễ gây dị ứng hàng đầu. Và những thực phẩm khác mà người bệnh vốn mắc dị ứng.
Thực phẩm dễ sinh đờm
Các thực phẩm dễ sinh đờm như ngọt, bánh kẹo, các loại trái cây ngọt…vì những loại trái cây có lượng đường cao này dễ làm sản sinh nhiều đờm hơn gây bít đường hô hấp làm ảnh hưởng tới phổi gây bệnh nặng hơn.
Thức ăn khó tiêu
Các thức ăn như đồ ăn nhanh: khoai tây chiên, gà rán kfc,.. dễ tăng sự bộc phát của bệnh hen suyễn.
Thực phẩm chứa nhiều muối
Các thực phẩm chức nhiều muối như dưa muối, cà muối, thủy hải sản phơi khô, ướp lạnh,…việc ăn uống lượng natri cao sẽ gia tăng phản ứng với khí quản đồng thời gây ra sự tích muối, tích nước dễ gây ra các bệnh về tim mạch.
Để được tư vấn cụ thể về bệnh lý và cách hỗ trợ điều trị từ bác sỹ chuyên khoa đã có trên 20 năm kinh nghiệm về đường hô hấp liên hệ ngay