Bệnh COPD ( hay còn gọi là viêm phổi tắc nghẽn mãn tính) là bệnh lý ảnh hưởng đến chức năng phổi và khả năng hô hấp của người bệnh. Đây là một trong những bệnh gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Bệnh diễn tiến khá lặng lẽ, mức độ khó thở của bệnh sẽ càng tăng khi bệnh tiến triển xấu đi. Bệnh COPD nếu không được phát hiện, chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ nguy hại đến tính mạng của người bệnh. Để hiểu rõ hơn về bệnh COPD, cũng như một số vấn đề cần chú ý ở giai đoạn cuối của bệnh COPD, mời bạn tìm hiểu bài viết sau đây.
Bệnh COPD qua mỗi giai đoạn đường hô hấp sẽ hẹp dần, khiến cho người bị bệnh giảm khả năng hít vào thở ra.
Phân loại giai đoạn COPD
Dựa trên đánh giá chức năng phổi (FEV1) tức là thể tích thở ra gắng sức trong 1 giây đầu tiên. Có từng giai đoạn như sau:
➤Giai đoạn 1: Bệnh COPD còn ở tình trạng nhẹ, FEV1 >=80%. Ở giai đoạn này rất khó có thể phát hiện ra được bệnh COPD, vì biểu hiện có thể có hoặc không.
➤Giai đoạn 2: Bệnh COPD có thể vừa mới xảy ra, FEV1 nằm trong khoảng 50-79%. Cũng giống như giai đoạn 1, ở giai đoạn này có thể có hoặc không xuất hiện triệu chứng, biểu hiện để phát hiện bệnh.
➤Giai đoạn 3: Bệnh COPD đã nặng, xảy ra khi FEV1 nằm trong khoảng 30-49%
➤Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn cuối của bệnh, FEV1 nhỏ hơn 30%. Khi người bệnh có chỉ số này, tức là bệnh đã rất nghiêm trọng rồi.
Quá trình tổn thương ở phổi
Việc phân loại từng giai đoạn bệnh sẽ giúp cho các bạn sĩ sẽ đưa ra được phương pháp điều trị bệnh phù hợp nhất để hạn chế sự phát triển của COPD.
Một số lưu ý trong giai đoạn cuối của bệnh COPD
Trong giai đoạn cuối cùng của bệnh COPD, bạn cần phải chú ý một số vấn đề sau đây:
➧Bỏ thuốc lá: Như bạn biết 90% những người bị Copd đều là do hút thuốc lá, và bị hít phải khói thuốc. Vì thế khi phát hiện ra bệnh COPD ở bất cứ giai đoạn nào bạn cũng cần phải tránh xa với việc sử dụng thuốc lá.
➧Tập thở: thực hiện thường xuyên các bài tập hít thở, kết hợp với việc điều trị của các chuyên gia sẽ giúp bạn giảm được các triệu chứng khó thở diễn ra hàng ngày.
➧Chế độ ăn uống: Nên ăn những thực phẩm có nhiều chất chất đạm ít béo như thịt nạc, thịt gia cầm và cá, có thể chia thành nhiều bữa nhỏ để nâng cao sức khỏe.
Khi chăm sóc người bị bệnh COPD giai đoạn cuối để có hiệu quả, người nhà cần phải chú ý một số vấn đề gây khởi phát COPD như: nhiệt độ và độ ẩm thấp sẽ làm giảm lượng oxy trong không khí, khiến cho người bệnh khó thở hơn. Trong những trường hợp như thế bạn cần phải nắm được một số biện pháp hỗ trợ người bệnh như:
➔Luôn mang ống dẫn khí khẩn cấp
➔Không nên ra ngoài vào những ngày thời tiết khắc nghiệt phòng tránh phát sinh thêm các bệnh khác sẽ dẫn đến điều trị về bệnh chính lâu hơn.
➔Đeo khẩu trang hoặc khăn đi ra ngoài khi nhiệt độ thấp để làm ấm không khí mà người bệnh hít vào.
Những người bị COPD ở giai đoạn cuối sẽ rất nguy hiểm, và có thể ảnh hưởng đến tính mạng bất cứ lúc nào, và họ chỉ có thể sống được khoảng 4 năm sau khi nhận được kết quả. Chính vì thế, để có thể kéo dài thời gian sống của người bệnh, mọi người thân trong gia đình cần phải nâng cao chất lượng cuộc sống của họ, giúp họ lạc quan hơn là cách tốt nhất cho những người bệnh ở giai đoạn này.
Để được tư vấn cụ thể về bệnh lý và cách hỗ trợ điều trị từ bác sỹ chuyên khoa đã có trên 30 năm kinh nghiệm về đường hô hấp liên hệ ngay