Giãn phế quản cũng là bệnh lý về đường hô hấp mà chúng ta có thể bắt gặp ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên nếu không phát hiện và điều trị kịp thời thì bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về giãn phế quản, mời các bạn cùng tìm hiểu bài viết sau đây.
Nguyên nhân dẫn tới bệnh giãn phế quản
– Do yếu tố di truyền như xơ nang, rối loạn vận động lông chuyển nguyên phát
– Do hệ miễn dịch
– Có tiền sử bệnh nhiễm trùng phổi
– Do gặp vấn đề trong quá trình nuốt, dẫn tới việc hít thở khiến thức ăn hay chất lỏng rơi vào phổi.
– Ngoài ra còn rất nhiều nguyên nhân khác nữa dẫn đến bệnh giãn phế quản, và theo thống kê được thì có khoảng 40% trường hợp bị giãn phế quản không xác định được nguyên nhân gây bệnh. Thường người ta gọi trường hợp này là giãn phế quản nguyên phát.
Biểu hiện của bệnh giãn phế quản
Một số biểu hiện thấy rõ nhất ở người bị giãn phế quản:
– Ho kèm theo đờm có màu vàng, xanh, hoặc có lẫn cả máu vào sáng sớm hoặc buổi tối
– Khó thở
– Luôn cảm thấy mệt mỏi khi không làm gì cả, nhất là trong các đợt kịch phát
– Thở khò khè
– Thường xuyên bị đau ngực
– Giảm cân không rõ nguyên nhân
– Sốt hoặc lạnh
Đây là chỉ là một vài dấu hiệu dễ thấy của bệnh, khi phát hiện cơ thể có các biểu hiện đáng nghi, bạn cần đến ngay các trung tâm y tế để được khám chữa phát hiện bệnh sớm nhất.
Bệnh giãn phế quản có nguy hiểm không?
Giãn phế quản là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt nó xuất hiện ở nam giới nhiều hơn nữ giới.
Bệnh giãn phế quản hiện nay chưa có phương pháp nào có thể điều trị dứt điểm được, thay vào đó chỉ có thể kiểm soát được các cơn kịch phát xuất hiện. Nếu bệnh nhân chủ quan không điều trị, thì sẽ phải chịu hậu quả nặng nề. Vì ổ giãn phế quản tồn tại trong suốt một thời gian dài, nếu không có phương pháp điều trị đúng đắn có thể lan rộng ra nhiều đợt bội nhiễm tái phát, dẫn đến một loạt các biến chứng như áp-xe phổi, mủ phế quản, mủ màng phổi, xơ phổi, khí phế thũng. Đặc biệt nó dẫn đến tình trạng suy hô hấp trầm trọng, ảnh hưởng lớn đến chức năng của tim, và có thể dẫn tới tình trạng suy tim vô cùng nguy hiểm.
Làm gì để đối phó với bệnh giãn phế quản
Bệnh giãn phế quản rất nguy hiểm, ngoài phương pháp điều trị theo chỉ định của bác sỹ, người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau đây.
– Điều trị sớm để ngăn chặn quá trình giãn phế quản việc nhiễm trùng phổi
– Cần đeo khẩu trang khi ra ngoài để bảo đường hô hấp khỏi bụi bẩn và hóa chất
– Không sử dụng thuốc lá
– Đối với trẻ nhỏ thì bạn cần đưa đến bác sĩ càng sớm càng tốt để tiêm chủng phòng ngừa cúm, ho gà, sởi.
Hi vọng với những thông tin trên, sẽ giúp bạn hiểu rõ bệnh giãn phế quản là gì, và mức độ nguy hiểm của bệnh như thế nào, từ đó chủ động hơn trong việc phòng ngừa, phát hiện bệnh sớm các loại bệnh. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe!
Để được tư vấn cụ thể về bệnh lý và cách hỗ trợ điều trị từ bác sỹ chuyên khoa đã có trên 20 năm kinh nghiệm về đường hô hấp liên hệ ngay