Home » Kiến thức chăm sóc sức khỏe » Những lưu ý khi bị tim đập nhanh, khó thở

Những lưu ý khi bị tim đập nhanh, khó thở

Bạn bị tim đập nhanh, kèm theo đó là việc bạn bị khó thở, bạn nghi ngờ mình mắc bệnh, và cứ đắn đo suy nghĩ có nên đi bác sĩ hay không?

Dưới đây sẽ là câu trả lời chính xác cho bạn.

Tim đập nhanh, khó thở là gì?

Tim đập nhanh

Một trái tim khỏe mạnh sẽ đập đều đặn trong khoảng 60-100 nhịp mỗi phút.

Tuy nhiên một số người có nhịp chậm hơn hoặc nhanh hơn một cách tự nhiên.

Nhịp tim cũng có thể thay đổi khi bạn già đi và nó cũng có thể báo hiệu sự thay đổi đối với sức khỏe.

Nếu nhịp tim khi nghỉ ngơi luôn ở mức dưới 40 nhịp/phút hoặc trên 120 nhịp/phút, bạn nên gặp bác sĩ để kiểm tra xem điều đó có bình thường hay không.

Nhiều yếu tố có thể làm tăng nhịp tim: tập thể dục, uống quá nhiều đồ uống có caffein, sốt , cường tuyến giáp trạng, hay thuốc và các loại ma túy cũng có thể khiến tim “tăng tốc”, căng thẳng và lo lắng cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Khó thở

Khó thở là cảm giác bị cản trở khi thở nên phải vận dụng đến cơ hô hấp (tức là người bệnh phải gắng sức hít vào hay thở ra để trao đổi oxy cho hoạt động của cơ thể). Đây vừa là triệu chứng chủ quan vừa là triệu chứng khách quan mà người thầy thuốc nhận biết qua sự thay đổi các yếu tố hô hấp bình thường. 

Khó thở là triệu chứng gặp trong cả bệnh tim và bệnh phổi

Phân loại bệnh liên quan đến các dạng khó thở

Khó thở trong bệnh tim

Khó thở khi gắng sức, loại khó thở này thường xảy ra cùng với các hoạt động mạnh, gắng sức như leo cầu thang, hoạt động nặng. Đây là dấu hiệu sớm của suy tim ứ trệ.

Khó thở khi nằm thường gặp ở giai đoạn nặng hơn của suy tim.

Người bệnh thường phải dùng nhiều gối để kê cao đầu nhằm đỡ khó thở khi nằm ( mức độ khó thở có thể đánh giá bằng số chiếc gối người bệnh phải dùng khi nằm).

Khó thở này sẽ mất đi chốc lát nếu người bệnh ngồi dậy hoặc đứng lên.

Cơn khó thở kịch phát thường xảy ra vào ban đêm khi người bệnh đã nằm được 3 – 4 giờ.

Trong tư thế nằm ngủ máu từ các tạng và chi dưới theo hệ thống tĩnh mạch về tim lên phổi, nhưng do tim mất khả năng bù trừ và bơm tim không hiệu quả nên máu ứ ở phổi làm người bệnh đột ngột tỉnh giấc, khó thở, phải ngồi dậy cho đến khi hết khó thở, thường sau khoảng 20 phút cơn khó thở mới hết.

Để tránh được cơn khó thở kiểu này, ngay từ đầu tối khuyên người bệnh nằm ở tư thế nửa ngồi nhằm hạn chế bớt dòng máu về tim lên phổi.

Khó thở trong bệnh phổi

Khó thở khi hít vào là tình trạng thường gặp do tổn thương hay hẹp đường hô hấp như: viêm yết hầu, thanh khí quản, bệnh bạch hầu..

Khó thở khi thở ra xảy ra do co thắt các tiểu phế quản trong hen phế quản, viêm phế quản cấp, thường khó thở chậm.

Khó thở cấp tính gây cho người bệnh cảm giác khó thở cả lúc thở ra và hít vào, với tần số hít vào thở ra nhanh gấp, tình trạng này thường gặp trong các bệnh làm giảm thể tích hô hấp như: viêm phổi, tràn dịch, tràn khí màng phổi…

Khó thở dạng Kussmaul là dạng khó thở sâu, người bệnh phải dùng lực để hít vào, khi thở ra có giai đoạn phải nghỉ. Khó thở dạng này thường gặp trong trường hợp máu nhiễm toan.

Khó thở dạng Cheynes-Stokes ở dạng này biểu hiện rõ rệt là nhịp thở nhanh sâu và chậm lại dần, phải nghỉ thì mới tiếp tục thở được. Dạng khó thở này gặp trong tổn thương trung tâm hô hấp như: nhiễm độc nặng, chấn thương sọ não.

Khó thở từng cơn gặp trong hen phế quản.

Khó thở khi gắng sức gặp trong suy hô hấp mạn và bệnh tim mạch.

Khó thở thường xuyên đây là biểu hiện trong suy tim nặng, suy hô hấp nặng.

Những triệu chứng của đau ngực và khó thở có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu như leo cầu thang, làm việc, cả khi về đêm,… gây ảnh hưởng khó chịu không ít đến chất lượng cuộc sống.

Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc tim đập nhanh, khó thở.

Có thể là do mắc bệnh về tim mạch, hô hấp, … hay đơn giản là việc hồi hộp trước vấn đề nào đó cũng có thể dẫn đến tim đập nhanh khó thở.

Tuy nhiên, người ta thống kê thường là những nguyên nhân sau:

Bệnh tim mạch

Vấn đề về tim mạch có thể gây ra tình trạng tăng nhịp tim và khó thở bao gồm :

 Rối loạn nhịp tim xảy ra khi tim đập ngoài giới hạn trên, làm xuất hiện triệu chứng tim đập nhanh khó thở, hồi hộp, trống ngực, mệt mỏi, chóng mặt, khó chịu trong lồng ngực.

Các rối loạn nhịp tim có thể kể đến như rung nhĩ, rung thất; rối loạn thần kinh tim hoặc các bệnh lý khác như tăng huyết áp, viêm màng trong tim, viêm cơ tim, tràn dịch màng tim, rung nhĩ, nhịp nhanh thất, nhịp nhanh xoang, nhịp nhanh trên thất…

Khó thở và nhịp tim nhanh có thể là dấu hiệu của bệnh tim nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, suy tim sung huyết.

Bệnh suy tim:

Chức năng tim suy yếu, giảm khả năng bơm máu đến các cơ quan trong cơ thể, gây thiếu máu, oxy và dưỡng chất tới đó.

Có thể là hậu quả của cơn nhồi máu cơ tim, bệnh tăng huyết áp, hoặc các bệnh khác làm tăng gánh nặng cho tim như bệnh thận hoặc tiểu đường.

Ngoài tim đập nhanh khó thở, người bệnh suy tim còn gặp phải triệu chứng mệt mỏi, đau ngực, ho, chóng mặt, buồn nôn, đôi khi tăng cân đột ngột do phù.

Bệnh động mạch vành, thiếu máu cơ tim:

Động mạch nuôi tim (động mạch vành) bị tắc hẹp do sự hình thành mảng bám, gây thu hẹp lòng động mạch và giảm lưu lượng máu tới tim, làm giảm lượng máu giàu oxy và dưỡng chất tới cơ tim, với biểu hiện đặc trưng là đau ngực.

Hệ thần kinh sẽ kích thích làm tim đập nhanh hơn, người bệnh thấy khó thở, có thể kèm theo buồn nôn, đổ mồ hôi.

Cơn đau ngực có thể xảy ra sau bữa ăn quá no, khi hoạt động gắng sức, căng thẳng, kích thích tâm lý hoặc thời tiết lạnh…

Hẹp hở van tim:

Các van tim có vai trò ngăn cách giữa buồng trên và buồng dưới của tim để đảm bảo máu lưu thông theo 1 chiều và không bị phụt ngược trở lại khi tim co bóp tống máu đi.

Khi các bệnh lý hở van tim (van đóng không kín), hẹp van tim (van mở không hết) xảy ra và làm tăng áp lực cho cơ tim, khiến tim hoạt động không hiệu quả, từ đó xuất hiện các triệu chứng tim đập nhanh khó thở, mệt, chóng mặt, nặng ngực hoặc ngất xỉu.

Bệnh hô hấp

Sự tích tụ dịch ở phổi có thể gây khó thở và nhịp tim nhanh, tình trạng này còn được gọi là tràn dịch màng phổi, có thể gây ra bởi nhiễm trùng phổi hoặc mô phổi bị kích thích.

Một số nguyên nhân gây tim đập nhanh, khó thở khác như viêm phổi, nhiễm trùng hô hấp trên, đông máu, bệnh hen suyễn, viêm phế quản, phổi tắc nghẽn mạn tính, dị vật đường thở…

Vấn đề tâm lý, cảm xúc đây có thể là nguyên nhân khiến người bệnh có cảm giác tim đập nhanh, khó thở, nghẹn lên ở cổ họng, đánh trống ngực.

Tình trạng này thường do một đợt hoảng loạn, rối loạn lo âu lan tỏa (stress mãn tính) hoặc phản ứng stress cấp tính, các trạng thái tiêu cực của cảm xúc như vui buồn quá mức, quá kích động, phấn khích…

Một số vấn đề khác

–  Do thuốc:Tác dụng phụ của một số thuốc hoặc sử dụng thuốc quá liều

–  Bệnh cường giáp (Basedow) gây ra sốt, đổ mồ hôi, tim đập nhanh, khó thở.

–  Thiếu máu do thiếu sắt hoặc do dị tật hồng cầu hình liềm gây mệt mỏi, da tái xanh, tim đập nhanh hơn, tăng tốc tuần hoàn máu để đảm bảo nhu cầu oxy của cơ thể.

–  Sốc phản vệ:

Phản ứng dị ứng nghiêm trọng khiến người bệnh khó thở, kéo theo nhịp tim nhanh, khó thở.

–  Hạ đường huyết gây tim đập nhanh, khó thở kèm theo đói cồn cào, vã mồ hôi, da nhợt nhạt…

–  Mất nước do tiêu chảy nặng, sốt cao, chấn thương gây mất máu nhiều…

–  Lạm dụng chất kích thích như cà phê, rượu bia, thuốc lá, ma túy…

–  Nhiễm độc Cyanua, ricin (hạt thầu dầu), chì…

–  Nội tiết tố nữ có sự thay đổi khi mãn kinh, sau sinh hay khi mang bầu:

Hormone có sự thay đổi nên có thời kỳ đầu nhịp tim đập nhanh, người mệt mỏi, khó chịu.

Biện pháp khắc phục và cách phòng tránh

Để khắc phục và phòng tránh tình trạng tim đập nhanh, khó thở người bệnh cần tham khảo những biện pháp sau:

– Có thể dùng thuốc điều trị, liệu pháp tâm lý và tập hít sâu thở chậm, các bài tập thư giãn.

– Không nên tự ý dùng và ngưng thuốc điều trị mà chưa được hướng dẫn của bác sĩ, vì khi đó các bệnh khác của bạn sẽ nặng hơn.

– Nếu chứng rối loạn nhịp tim của bạn vẫn kéo dài, đặc biệt trong độ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh, hãy tìm đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị giúp giảm bớt tác động trên tim của hormone nữ.

– Thường xuyên tập thể dục bằng cách hít sâu thở chậm, đi bộ, ngồi thiền, yoga… để giữ tâm lý thư thái

– Luyện tập thói quen ngủ đủ giấc.

– Tránh các căng thẳng, bảo đảm đủ thời gian nghỉ ngơi.

– Hạn chế dùng các chất kích thích với tim như: cà phê, rượu.

– Không hút thuốc lá.

– Đi thăm khám tại bệnh viện, kiểm tra sức khỏe định kỳ để được bác sĩ điều trị phù hợp.

– Bổ sung magie giúp việc lưu thông máu trong cơ thể trở nên dễ dàng hơn.

  Có thể bổ sung một số loại thực phẩm như: hạt điều, hạt hạnh nhân, chocolate đen, cải xoăn, bột yến mạch, sữa ít béo,… để cải thiện tình trạng bệnh.

  Ăn ít chất mỡ, ăn nhiều rau và các thực phẩm chứa nhiều vitamin, duy trì cân nặng ở mức cho phép.

– Ho thật mạnh: Làm trong 1 – 2 phút sẽ giúp bạn dần lấy lại bình tĩnh, trở về trạng thái ban đầu.

– Hít thở sâu giúp bạn có thể bình tĩnh trở về trạng thái ban đầu, giảm nhịp tim và thở đều hơn sau đó. Là cách tốt nhất giúp bạn thư giãn, tránh xa mệt mỏi dẫn đến tim đập nhanh khó thở.

– Uống nước lạnh giúp nhịp tim trở lại bình thường, giảm được căng thẳng, mệt mỏi.

Tuy nhiên, không nên lạm dụng mà uống quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe đường hô hấp.

– Điều trị tốt các bệnh lý liên quan: Bệnh xơ vữa mạch, mỡ máu cao, bệnh mạch vành, bệnh van tim, bệnh tuyến giáp…

Để được tư vấn cụ thể về bệnh lý và cách hỗ trợ điều trị từ bác sỹ chuyên khoa đã có trên 20 năm kinh nghiệm về đường hô hấp liên hệ ngay

Hotline: 0981 511 922

 

Nếu bạn đang vướng mắc

về đường hô hấp


Hãy liên hệ ngay để được tư vấn miễn phí

Hotline : 0987.9080.60


Điền thông tin vào form để hỏi chuyên gia

Đăng ký tư vẫn miễn phí

Quý khách vui lòng điền để lại thông tin chính xác . Chuyên viên tư vấn của chúng tôi sẽ liên hệ lại sớm nhất có thể


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Bài viết có 0 bình luận
THÔNG TIN NGƯỜI GỬIĐóng (x)