Người ta thường nghĩ rằng, cây thuốc quý là những cây thuốc quý hiếm, là những cây thuốc có tác dụng đặc biệt làm cho người sử dụng nó chữa được nhiều bệnh, hay những giá trị của cây thuốc về mặt kinh tế. Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở những điều mà người ta mắt thấy tai nghe, mà còn thể hiện nhiều bản chất sâu bên trong nó.
Thuốc càng quý càng ở những nơi khó có thể lấy được
Vạn vật được tạo hóa ban cho những điều kỳ diệu, mỗi vật đều có chức năng riêng và ưu điểm riêng biệt. Không phải mọi thứ đều là vô ích vô tác dụng…
Điều kỳ diệu đó là những cây cỏ xung quanh ta, tuy bình thường nhưng nó đều là vị thuốc.
Ví dụ:
– Cỏ tranh:
Theo Đông y, rễ cỏ tranh có vị ngọt, tính hàn nên có tác dụng thanh nhiệt, giải khát tốt, mát gan, lợi thận. Rễ cỏ còn trị các chứng như chảy máu cam, tiểu ra máu, bí tiểu…
– Hoa xuyến chi (hay còn gọi là cây cứt lợn, cây cúc áo, cây đơn kim):
Trong đông y, xuyến chi có vị đắng, nhạt, hơi cay, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, mát máu, tiêu độc, sát trùng. Có tác dụng dùng chữa viêm họng, sưng họng phát sốt, viêm ruột, tiêu chảy, lỵ, viêm thận cấp, dị ứng, mày đay, bệnh ngoài da mẫn ngứa nóng đỏ. Một số nơi người dân thường sử dụng trị vết rắn cắn, côn trùng độc cắn bằng cách giã nát rồi đắp trực tiếp vào vết thương. Trẻ con cũng thường dùng loại này cầm máu khi bị thương…
Hay những cây rau thường ngày hay dùng trong các bữa ăn hàng ngày
Ví dụ:
– Rau muống:
Trong đông y, rau muống có vị ngọt, tính hơi hàn, khi được nấu chín sẽ giảm tính lạnh đi, đi vào các kinh, tâm, can, tiểu trường, đại trường. Loại rau này có công dụng thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết, thông đại tiểu tiện, lợi thủy, giải độc cơ thể trong các trường hợp ăn phải nấm độc, thịt cá có độc, côn trùng có độc…”.
Giảm cholesterol, Điều trị vàng da và các vấn đề về gan, Điều trị thiếu máu, Điều trị chứng khó tiêu và táo bón, Ngăn ngừa bệnh tiểu đường, Bảo vệ tim, giúp giảm huyết áp và ngăn ngừa bệnh tim, Ngăn ngừa ung thư, Có lợi cho mắt, Tăng cường miễn dịch.
Ngoài những lợi ích nêu trên, rau muống còn có hiệu quả trong điều trị đau bụng kinh, đau răng, chảy máu mũi… Nó cũng là loại thuốc an thần cho những người mất ngủ hoặc khó ngủ, thúc đẩy nôn trong trường hợp bị ngộ độc. Bên cạnh đó, có thể hạ sốt bằng cách sử dụng thấm nước ép rau muống vào miếng gạc lạnh.
– Rau diếp cá:
Theo Đông y diếp cá có vị cay, tính hơi lạnh, giúp thanh nhiệt giải độc cho cơ thể, lợi tiểu, sát trùng.
Những loại cây cảnh cũng không ngoại lệ
Ví dụ:
Hoa cúc vàng
Cúc hoa vàng có tác dụng hạ huyết áp, làm tăng độ bền mao mạch, chống viêm và ức chế nhiều loài vi khuẩn gây bệnh. Hoa cúc vàng được dùng chữa các chứng cảm lạnh, sốt, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, đau mắt đỏ, chảy nhiều nước mắt, mờ mắt, tăng huyết áp, mụn nhọt sưng đau, uống lâu ngày lợi khí huyết, có tác dụng về nội tiết giúp trẻ lâu.
Tuy nhiên, những vị thuốc quý nó không thể ở những nơi chúng ta có thể thấy được: trên núi cao, sâu trong rừng rậm, nơi cực nóng, nơi cực lạnh, nơi ẩm ướt, hay những nơi khí hậu khắc nghiệt
Ví dụ:
Nấm linh chi
Môi trường sống của nấm thường ở rừng kín xanh ẩm, độ cao từ vài chục mét đến 1500m, sống hoại sinh trên các thân cây gỗ mục.
Nấm linh chi sinh sản chủ yếu bằng bào tử nằm ở mặt dưới của thể quả. Phần có chức năng sinh dưỡng chính là hệ sợi của nấm mọc ẩn trong gỗ mục hoặc đất.
Ở rừng Phú Quốc, linh chi chỉ mọc trên xác cây dầu mít, cây dầu nước trăm năm chết bên bờ suối. Nhưng không phải cây dầu nào chết cũng “được” nấm linh chi mọc lên. Mà cây ấy phải ở vị trí thuận lợi, hội đủ điều kiện kết hợp giữa nóng, lạnh, hơi nước và ánh sáng. Linh chi lớn có trọng lượng vài chục ký chắc chắn tuổi của nó cũng lớn hơn tuổi người lấy. Mà mỗi thân cây chỉ có một đợt nấm mọc lên, nên rất hiếm.
Có thể tìm thấy nấm linh chi ở hầu hết các tỉnh vùng núi, từ Lào Cai (SaPa) đến Lâm Đồng (Lang Biang). Ở các vùng rừng trước kia có nhiều cây lim đã bị khai thác, trên gốc hoặc phần thân cành còn lại (chủ yếu ở phần giác) đều có thể thấy nấm này mọc vào mùa mưa ẩm, như vùng rừng thuộc lâm trường Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh; vùng rừng thuộc Vườn Quốc gia Bến En, tỉnh Thanh Hóa và Tam Đảo (Vĩnh Phúc)…
Nâng niu và chăm bón đúng phương pháp mới kết tinh được những đặc tính của thuốc
Cây cũng như mọi vật khác vốn có từ tự nhiên là một sinh vật sống trên trái đất nên quá trình sinh trưởng và phát triển của chúng cũng trải qua rất nhiều giai đoạn mới có thể tồn tại được.
Và cây thuốc cũng như vậy, khi con người tìm ra nó, phải tìm ra quy luật thực sự của nó, và những cây thuốc quý cũng như vậy người tìm kiếm ra và chăm bón thực sự phải cảm nhận được nó từ tình yêu và lòng yêu thương, lắng nghe được cây nói gì phải chăm nó ra sao?
Người tìm ra cây thuốc gian nan vất vả, nhưng đem về phải nhân giống và nuôi trồng làm sao cho đúng làm sao đáp ứng với điều kiện sinh trưởng.
Cây thuốc được nuôi trồng như thế nào? Trên vùng đất có tính chất gì( đất sỏi, đất thịt, đất hỗn hợp, đất cát..) khi tưới phải tưới nước như từ trên xuống, gián tiếp hay trực tiếp, biên độ tưới, nhiệt độ nóng hay lạnh, độ ẩm, ánh sáng ngày đêm, không khí lạnh hay nóng, kị gió hay thoáng gió, được trồng vào mùa nào, mỗi cây trồng cách nhau bao nhiêu mét,… đó thực sự là điều cần phải chú ý rất nhiều liên quan đến sự sống còn của cây…
Ví dụ:
Cây thuốc Thiên niên kiện
(Công dụng: Chữa thấp khớp, đau nhức xương, tê bại, đau dạ dày, khó tiêu, đau bụng kinh.)
Thiên niên kiện ưa ẩm ướt, phân bố nhiều dọc ven suối.
Nuôi trồng là một chuyện khi đã nuôi trồng cây thuốc thành công, thu hoạch nếu không biết cách thu hoạch thì mọi sự nhân giống nuôi trồng cũng trở nên vô nghĩa. Cây thuốc được thu hoạch sau bao nhiêu tháng, độ trưởng thành hợp lý của cây để có được tinh chất, khi thu hoạch thì cần thu hoạch ở bộ phận nào nhất, mất bao nhiêu lâu sau khi thu hoạch mới có thể đủ độ để thu hoạch, bởi vì cây quý nên cây càng khó tính khi chăm sóc…
Ví dụ:
Cây thuốc Thiên niên kiện
Cách trồng và chăm sóc
Cắt thân ngầm già (củ già) đem trồng. Cứ 1m2 trồng 4 gốc thiên niên kiện.
Kỹ thuật thu hái và sơ chế:
– Thu hái vào mùa thu đông.
– Cạo sạch vỏ ngoài, chặt thành đoạn, phơi hoặc sấy khô.
– Có thể dùng lá tươi.
Bộ phận dùng: Thân rễ.
Toàn thân có tinh dầu thơm, nhất là ở thân rễ.
Thân rễ tươi ngâm rượu xoa bóp chữa đau nhức, hoặc lá tươi giã đắp chữa nhọt.
Bao nhiêu công sức, bao nhiêu mồ hôi, hay những lúc trồng cây thất bại, người trồng và cây thuốc gắn bó cùng nhau qua bao năm tháng… Người trồng cây hy vọng rằng những công sức của mình được giúp một phần nào đó cho sức khỏe của mọi người…
Vì sao nó lại là cây thuốc quý?
Một cây thuốc không tự dưng lại được xếp vào danh sách những cây thuốc quý. Mà nó liên quan đến rất nhiều tác dụng cũng như các nhân tố cấu thành nên nó…
Vì là quý nên không hẳn là dùng toàn bộ các bộ phận của cây để dùng, mà chỉ là 1 phần nhỏ của cây mới có tác dụng.
Vì là quý nên không phải một hai cây, một vài ngày, một vài thao tác để có thể tạo ra được tinh chất, mà phải phối hợp nhiều cây mới có thể tạo ra được một phần thuốc nhỏ…
Chắc hẳn, mọi người đã từng giã nhỏ một loại rau nào đó, khi dã ra được phần nước rất ít. Và việc tạo ra các tinh chất từ cây thuốc cũng vậy, thất thoát rất nhiều.
Hiện trạng và tầm quan trọng của những cây thuốc quý
Hiện nay, đất nước và thế giới ngày càng phát triển, gia tăng ô nhiễm, kéo theo là lối sống không lành mạnh, đã tác động lớn đến sức khỏe. Tỷ lệ mắc các bệnh nan y, các bệnh mãn tính ngày càng cao. Y học hiện đại cũng theo đó cũng phát triển nhưng đến giờ cũng không thể cứu vãn nổi, mang tính chất tạm bợ, duy trì thời gian ngắn nhất định, gần như “bó tay”. Người bệnh chỉ nằm chờ trong vô vọng đợi, những ngày tháng dần trôi qua, với tâm lý, sợ rằng ngày mai sẽ phải từ biệt người thân.
Những cảnh thường thấy khi đến các bệnh viện người ta có thể bắt gặp như bệnh nhân thở oxy cùng với cử chỉ nhẹ nhàng như dơ tay cũng khó thực hiện, đôi mắt rướm nước mắt nhưng có dử đặc lại rồi lại xuất hiện. Hay phải chịu những hệ lụy lớn của việc điều trị ung thư để kéo dài thời gian sống cho người bệnh, sau mỗi lần xạ trị, tóc của người đó rụng đi khá nhiều, đối với một người mà nói, việc không có tóc cùng với khuôn mặt buồn rầu nhợt nhạt…
Tất cả mọi thứ cứ thế diễn ra dường như người ta đã lãng quên đi sự có mặt của các cây thuốc quý từ thiên nhiên.
Các bệnh nan y, các bệnh mạn tính, nguy hiểm như phổi tắc nghẽn mạn tính, tiểu đường, ung thư, xơ vữa động mạch, cao huyết áp, viêm loét dạ dày, trĩ,… đều có thể phục hồi chức năng của cơ quan tổn thương, điều hòa khí huyết, cân bằng thể trạng nhờ các loại cây thuốc quý, và sự hài hòa khi phối hợp với cây thuốc khác, kéo dài nhiều hơn thời gian sống của người bệnh và đem lại cho người bệnh tinh thần thoải mái, tăng cường giá trị nhân văn, và trở lại bình thường.
Những tác dụng này không phải cây thuốc nào cũng làm được, bởi vì hiếm nên nó là quý, bởi vì khó trồng nên cần hiểu giá trị.
Bên cạnh những giá trị thực tiễn của nó, song song đó là giá trị nhân văn
Đó là
Tình yêu của người tìm ra cây thuốc và nhân giống
Mồ hôi, nước mắt, dầm sương dãi nắng của những người trồng cây thuốc
Và đó là niềm vui, niềm hạnh phúc của những người được chữa khỏi bệnh, được trở lại cuộc sống bình thường, được đoàn tụ với con cháu, được thực hiện những điều muốn làm…
Bảo quản phải đúng nếu không cẩn thận sẽ hỏng thuốc
Một loại cây thuốc, khi được chế biến đã cân bằng dược tính âm dương của nó, nếu bảo quản sai cách sẽ giảm đi dược tính và có khi gây tác dụng ngược lại cho cơ thể.
Khi thu hoạch đúng thời điểm, cần phải bào chế như thế nào để giữ được dược tính của cây thuốc, sao cháy quá sẽ thành tro có khi thành hỏa hoạn, sao chưa đủ độ sẽ không bảo quản được, ngâm không đúng sẽ làm hỏng cây, rửa sai cách sẽ độc hại, tẩy sai cách sẽ gột rửa đi những chất tốt có trong thuốc, tẩm sai cách sẽ làm quá liều, chế sai cách thành vô tác dụng…
Vì vậy, tất cả các giá trị tinh hoa của thuốc, người am hiểu sẽ áp dụng chúng, hãy là người dùng thuốc thông thái.
“Thuốc tốt là quý giá
Khi chữa được bệnh lại là vô giá
Đừng ngần ngại khi bỏ ra một khoản tiền phục vụ cho sức khỏe của chính bạn và người thân.
Chúng tôi tự tin giúp bạn thực hiện được điều đó.”
Để được tư vấn cụ thể về bệnh lý và cách hỗ trợ điều trị từ bác sỹ chuyên khoa đã có trên 20 năm kinh nghiệm về đường hô hấp liên hệ ngay