Home » Kiến thức chăm sóc sức khỏe » Ho có đờm uống thuốc gì?

Ho có đờm uống thuốc gì?

Ho là phản xạ tống đờm hay dịch tiết ra khỏi đường hô hấp. Ho có đờm làm bạn cảm thấy khó chịu vậy có những thuốc nào trị ho có đờm.

Dưới đây là bài viết trả lời cho câu hỏi ho có đờm uống thuốc gì?

Theo Y học Hiện Đại

Giảm ho

Nhóm thuốc giảm ho gây nghiện

Ức chế ho trung ương có tác dụng trực tiếp lên trung tâm gây ho ở hành não có hiệu lực ức chế trung khu hô hấp giúp hiệu quả trong điều trị ho kéo dài

Morphine

Diamorphine

Codein

Nhóm thuốc giảm ho không gây nghiện

Ức chế ho trung ương, dẫn xuất tổng hợp của morphine -> hiệu quả tương đương với morphin trong giảm ho cấp và mạn

Dextromethorphan

Baclofen

Thuốc tê tại chỗ

Ức chế ho ngoại biên, phun khí dung có hiệu quả trong ho kháng trị

Lidocain

Tiêu đờm

Nhóm thuốc tiêu đờm

Làm giảm độ quánh, không tăng thể tích đờm giúp khạc đờm dễ dàng

N-acetyl cystein,

Carbocisteine

Methylcysteine

Bromhexin

Ambroxol

Nhóm thuốc giãn phế

Thăm dò chức năng hô hấp ngăn co thắt phế quản trong điều trị hen

Salbutamol

Terbutaline

Theo Y học Cổ Truyền

Các bài thuốc dân gian trị ho có đờm

Sử dụng các thực phẩm, cây thuốc có sẵn trong tự nhiên kết hợp điều trị hiệu quả ho có đờm hiệu quả

Chanh đào

Chanh đào chứa nhiều vitamin A, B1, B2, đặc biệt là vitamin C, có tác dụng giải nhiệt, lợi tiểu, kháng viêm, tiêu độc… trong ruột quả chanh chứa hàm lượng đáng kể acid nitric (khoảng 8% khối lượng khô) nên rất có tác dụng phòng trị ho, khàn tiếng, vỏ chanh chứa nhiều tinh dầu, được dùng để trị ho, cảm cúm, hạ sốt…

Quất

Quả quất có vị chua ngọt, tính mát, có công dụng kích thích tiêu hóa, giảm ho và trừ đờm, thường được dùng để chữa các chứng bệnh: chướng bụng đau, chán ăn, nôn nấc, ho khạc nhiều đờm, và các bệnh ho khác.

Chứa nhiều pectin, tinh dầu, đường và các vitamin, có tác dụng chống viêm, long đờm giảm ho, bình suyễn, kháng khuẩn và kháng vi rút.

Mật Ong

Mật ong là món quà tuyệt vời từ thiên nhiên, trong mật ong có các vitamin và chất khoáng, chứa một lượng nhỏ các hợp chất chức năng như chất chống oxy hóa, bao gồm , vitamin C, chrysin, pinocembrin, pinobanksin, catalase…

Tỏi

Mỗi 100g tỏi cung cấp 150kcal, 33 g carbs, 6,36 g protein và giàu các dưỡng chất như vitamin B1, B2, B3, B6, folate, C, canxi, sắt, magie, mangan, phốt pho, kali…

Đây là 1 trong các cách trị ho có đờm tại nhà hiệu quả.

Tỏi ngoài tác dụng chữa cảm cúm thì còn góp phần trong cách chữa ho có đờm bằng mật ong.

Tỏi có tính cay cũng có thể diệt trừ được vi khuẩn.

Gừng

Gừng là một loại nguyên liệu được nhiều người sử dụng khi điều trị ho

Trong củ gừng có các hoạt chất: Tinh dầu zingiberen, chất nhựa, chất cay, tinh bột.

Trong Đông y, gừng còn có tên gọi là Khương, gừng có vị cay, tính ấm, quy vào các kinh phế (phổi),  tỳ (lá lách), vị (dạ dày), có tác dụng tán hàn, phát biểu, long đờm, thường được sử dụng để chữa các chứng phong hàn và kích thích tiêu hóa.  

Lá hẹ

Theo Đông y, hẹ vị cay hơi chua, hăng, tính ấm, có tác dụng trợ thận, bổ dương, ôn trung, hành khí, tán huyết, giải độc, cầm máu, tiêu đờm.

Húng chanh

Húng chanh có vị the cay, hơi chua, mùi thơm, tính ấm, không độc có tác dụng lợi phế, trừ đờm, giải cảm, làm ra mồ hôi, làm thông hơi, giải độc.

Codein trong lá có tác dụng kháng sinh mạnh đối với một số vi trùng, nhất là ở vùng họng, mũi, miệng và cả ở đường ruột, chữa cảm, cúm, sốt cao, sốt không ra mồ hôi được, viêm phế quản, ho, hen, ho ra máu, viêm họng, khản tiếng.

Hạnh nhân

Hạnh nhân có tác dụng chỉ khái bình suyễn, nhuận tràng thông tiện.

Chủ trị các chứng ho do phong hàn hoặc phong nhiệt, ho suyễn do phế nhiệt, táo bón do tràng táo.

La bặc tử

Có tác dụng làm long đờm, trừ viêm, tiêu tích, lợi tiểu, tiêu ứ huyết, tán phong tà, trừ lỵ.

Thông khí, tiêu đờm, trừ hen suyễn, lợi tiểu, nhuận tràng, tiêu tích.

Trị các chứng ăn không tiêu, cam tích, đầy trướng bụng và vùng thượng vị, ợ chua, đau bụng, tiêu chảy và kiết lỵ dùng Lại phục tử, Sơn tra , Thần khúc và Trần bì  trong bài Bảo Hòa Hoàn.

Trị đờm nhiều biểu hiện ho nhiều đờm hoặc suyễn dùng Lại phục tử với Bạch giới tử và Tô tử trong bài Tam Tử Dưỡng Thân Thang.

Bách bộ

Trị ho do hư lao.

Thường dùng trong trị lao phổi, khí quản viêm mạn tính, ho gà, giun đũa, giun kim (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Bạch quả

Theo Đông y, hạt cây Bạch quả còn có tên là Ngân Hạnh, nó được dùng từ rất lâu đời trong nền y học cổ truyền phương Đông.

Có vị ngọt đắng, tính ấm, có tác dụng ôn phế ích khí (sắc trắng thuộc kim, vào phế), có tác dụng liễm suyễn thấu (ho hen), súc tiểu tiện, chỉ đới trọc.

Nếu dùng sống thì có tác dụng trừ đờm, giải độc rượu, tiêu độc sát trùng (hoa Bạch quả nở vào ban đêm, thuộc âm, có độc tính nhẹ nên có tính tiêu độc sát trùng).

Cát cánh

Trị tắc tiếng, khàn tiếng do họng sưng đau, ho nhiều đàm do ngoại cảm, phế ung (Trung Dược Học).

Trị ho do phong tà ở Phế, phế ung, nôn ra mủ máu, họng đau, ngực đau, sườn đau (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Tử uyển

Chữa ho, hen có đờm khò khè.

Chữa ho lâu ngày, viêm phế quản mạn tính.

Chữa ho gà ở giai đoạn hồi phục.

Chữa lao phổi.

Chữa hen phế quản.

Chữa suy nhược cơ thể do phế hư

Khoản đông hoa

Trị hen suyễn.

Trị phế quản viêm, phế quản gian, lao phổi, ho khan do âm hư.

Tiền hồ

Chữa viêm khi quản, đờm không tiết ra được.

Trị viêm phế quản thể nhiệt: Ho đờm nhiều màu vàng, tức ngực khó thở.

Trị viêm đường hô hấp trên (viêm họng, viêm amidan .)

Thể phong nhiệt trị cảm mạo đau đầu.

Ngoài ra có người dùng Tiền hồ tươi giã đắp, trị nhọt đang sưng.

Trị ho, đờm màu vàng, tức ngực, khó thở).

Trị cảm, đau đầu

Tang bạch bì

Trị ung thư thực quản và bao tử.

Trị ho do nhiệt đàm.

Trị viêm phế quản mạn tính.

Trị viêm cầu thận cấp phù nhẹ

Tỳ bà diệp

Trị tức ngực, ho suyễn do nhiệt (tẩm mật); trị đau dạ dày, trị nôn (tẩm gừng khát nước (dùng sống).

Nhiệt ở Phế biểu hiện như ho và hen buồn nôn và nôn

Bạch Tiền

Giáng khí, trừ đờm, giảm ho, chỉ huyết, sinh cơ, tiêu thũng.

Cách phòng ngừa ho có đờm

  • Vệ sinh răng miệng hằng ngày, ít nhất 2 lần mỗi ngày
  • Súc miệng bằng nước muối sinh lý  0,9% hằng ngày để giảm tình trạng ho đờm
  • Giữ ấm cổ và cơ thể khi thời tiết thay đổi, khi trời lạnh.
  • Sử dụng khẩu trang khi đi ra đường tránh hít phải vi khuẩn, bụi bẩn
  • Chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao, tập hít thở thường xuyên
  • Hạn chế ăn đồ lạnh, đồ mỡ, chiên xào, thức ăn khó tiêu tránh phát sinh đờm

Trên đây là một số thông tin tham khảo về thuốc trị ho có đờm. Hy vọng sẽ giúp ích được nhiều cho các bạn.

Chúc các bạn luôn mạnh khỏe!

Để được tư vấn cụ thể về bệnh lý và cách hỗ trợ điều trị từ bác sỹ chuyên khoa đã có trên 20 năm kinh nghiệm về đường hô hấp liên hệ ngay

Hotline: 0981 511 922

 

Nếu bạn đang vướng mắc

về đường hô hấp


Hãy liên hệ ngay để được tư vấn miễn phí

Hotline : 0987.9080.60


Điền thông tin vào form để hỏi chuyên gia

Đăng ký tư vẫn miễn phí

Quý khách vui lòng điền để lại thông tin chính xác . Chuyên viên tư vấn của chúng tôi sẽ liên hệ lại sớm nhất có thể


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Bài viết có 0 bình luận
THÔNG TIN NGƯỜI GỬIĐóng (x)