Chữa bệnh viêm phế quản bằng tỏi là bài thuốc không phải ai cũng biết, tuy nhiên hiệu quả mà nó mang lại vô cùng lớn. Vì vậy trong bài viết dưới đây, tôi muốn chia sẻ cách chữa viêm phế quản bằng tỏi tới tất cả bạn đọc, hi vọng sẽ giúp mọi người điều trị dứt điểm căn bệnh này.
Công dụng của tỏi
Mỗi 100g tỏi cung cấp 150kcal, 33 g carbs, 6,36 g protein và giàu các dưỡng chất như vitamin B1, B2, B3, B6, folate, C, canxi, sắt, magie, mangan, phốt pho, kali…
Tỏi ta, tên khoa học là Allium Sativum L, họ hành Alliaceae (trước kia gọi là họ hành tỏi Liliaceae) và cũng được con người sử dụng làm gia vị, thuốc, rau như những loài họ hàng của nó.
Tỏi (danh pháp hai phần: Allium sativum) là một loài thực vật thuộc họ hành, nghĩa là có họ hàng với hành tây, hành ta, hành tím, tỏi tây…
Mặc dù tỏi có nhiều công dụng trong trị liệu nhiều bệnh, cũng đã có hàng ngàn công trình nghiên cứu về tác dụng chữa bệnh và các chế phẩm làm thuốc từ củ tỏi ta (hiện nay vẫn tiếp tục nghiên cứu).
Tỏi mạnh hơn kháng sinh
Một thành phần cơ bản trong tỏi mạnh gấp 100 lần so với hai loại kháng sinh quen thuộc trong việc đối phó với vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm Campylobacter – các nhà khoa học vừa phát hiện.
Các xét nghiệm đã cho thấy hợp chất diallyl sulphide trong tỏi có thể dễ dàng tấn công vào lớp màng nhầy bảo vệ vi khuẩn Campylobacter – lớp màng vốn khiến nó rất khó bị phá hủy.
Chất diallyl sulphide không chỉ mạnh hơn nhiều so với hai dòng kháng sinh quen thuộc erythromycin và ciprofloxacin, mà nó còn có tác dụng nhanh hơn
Kết quả cho thấy, có nhiều tác dụng trong trị liệu đặc biệt là tác dụng phòng chống ung thư, phòng chống các bệnh tim mạch, làm giảm đường huyết, tăng cường hệ miễn dịch, tác dụng kháng sinh, chống nhiễm độc chất phóng xạ…
Bởi nó làm tăng thải trừ các chất đồng vị phóng xạ và giảm sự tích đọng các chất đồng vị phóng xạ trong cơ thể, giải độc nicotin mãn tính…
Song trong tép tỏi tươi, lại có các hợp chất sulfur là quan trọng nhất, có tỷ lệ cao nhất trong các loại rau quả (3,2%) khi tép tỏi còn nguyên: allicin (một hợp chất sulfur) và men allinase có lượng tương đương nhau. Mỗi thứ ở trong một ngăn riêng biệt.
Khi giã nát củ tỏi – một phản ứng cực mạnh, tức thì giữa alliin và allinase sản sinh ra allicin – Allicin là một chất không bền, khi tiếp xúc với không khí sẽ được chuyển hóa thành diallyl disulfide, vinydithiin, ajoene, là những chất có tác dụng dược lý đã kể trên (allicin là chất gây mùi tỏi tươi khi băm thái).
Cách chữa bệnh viêm phế quản bằng tỏi hiệu quả
Chữa viêm phế quản bằng tỏi kết hợp với gừng, đường trắng
Bằng nguyên liệu gừng, đường trắng, tỏi chúng ta sẽ có 2 cách để thực hiện:
Cách 1:
Nguyên liệu: 500g tỏi, củ gừng, đường trắng
Cách làm:
- Tỏi bóc sạch, nghiền lấy nước
- Gừng tươi rửa sạch, giã nhỏ
- Trộn 2 hỗn hợp trên cùng với đường và uống
Chú ý: Người bệnh nên uống 2 lần/ ngày, 2 thìa mỗi lần sử dụng liên tục trong vòng 3-5 ngày sẽ chữa được các cơn ho có đờm, khàn giọng, chảy nước mũi…
Cách 2:
Nguyên liệu gồm: gừng, đường, mật ong, rễ cây chè
Cách làm:
- Cho hỗn hợp gừng, đường, mật ong, 1 ít rễ chè đổ thêm chút nước, đun lên như sắc thuốc.
- Đun đến khi sôi khuấy đều lên, để nguội lấy nước uống.
Nên uống 2 lần/ngày để đạt được kết quả tốt nhất.
Trị viêm phế bằng tỏi, mật ong, dấm, đường đỏ
Nguyên liệu: 250g tỏi, 250g dấm, 90g đậu đỏ, mật ong
Cách làm:
- Tỏi bóc vỏ, rửa sạch, nghiền nát cho vào bình thủy tinh
- Đổ hỗn hợp dấm, đậu đỏ, mật ong vào bình và đậy kín
- Đợi khoảng 15 ngày sau lấy ra và sử dụng
Chú ý: Uống ngày 3 lần mỗi lần từ 15-20ml nhai cùng với tỏi để trị viêm phế quản và ho cực tốt.
Trị viêm phế quản bằng tỏi và bột mì
Nguyên liệu: tỏi, bột mì mỗi thứ 30g
Cách làm:
- Tỏi bóc vỏ nghiền nát
- Trộn bột mì với tỏi đã nghiền thêm chút nước lạnh
- Khuấy đều đến khi thu được hỗn hợp đặc sệt
- Cho hỗn hợp này vào miếng gạc và đắp lên vùng ho và viêm phế quản
Đắp tỏi chữa viêm phế quản
Chuẩn bị: Tỏi, vải băng
Cách làm:
- Tỏi bóc vỏ dã nát
- Sau đó đắp lên huyệt dũng tuyền, dùng vải sạch băng lại
- Thực hiện trước khi đi ngủ và rửa sạch vào sáng hôm sau
Phương pháp này rất tốt, tuy nhiên người bệnh cần kiên trì thực hiện hàng ngày thì mới đạt được kết quả như mong muốn.
Trên đây là một số bài thuốc chữa bệnh viêm phế quản bằng tỏi tại nhà vô cùng tiết kiệm và đơn giản. Hi vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn tìm ra được cách chữa viêm phế quản phù hợp với mình nhất. Chúc các bạn sớm khỏi bệnh.
Để được tư vấn cụ thể về bệnh lý và cách hỗ trợ điều trị từ bác sỹ chuyên khoa đã có trên 20 năm kinh nghiệm về đường hô hấp liên hệ ngay